Cuộc chiến dài nhất của Mỹ sắp hạ màn?

Phú Bình ((Theo CNN))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Afghanistan hôm 2/9 tiết lộ rằng, xứ cờ hoa cùng Taliban vừa đạt được một bản thỏa thuận “về nguyên tắc” và giờ chỉ còn chờ đợi sự phê chuẩn cuối cùng của ông chủ Nhà Trắng. Liệu đây đã là tín hiệu tích cực cho thấy cuộc chiến dai dẳng gần 2 thập niên sắp sửa đi đến hồi kết?

Theo CNN, đặc phái viên Zalmay Khalilzad đã nói với hãng tin TOLOnews của Afghanistan rằng nội dung của bản dự thảo thỏa thuận vừa đạt được sẽ yêu cầu quân đội Mỹ phải rút khỏi 5 căn cứ rải rác trên lãnh thổ Afghanistan trong vòng 135 ngày, miễn là lực lượng Taliban phải đáp ứng các điều kiện đặt ra trong thỏa thuận này.

Để cho người Afghanistan tự quyết

Nếu bản thỏa thuận được thực thi, quá trình rút quân có thể đánh dấu mốc khởi đầu cho hồi kết của cuộc chiến dai dẳng, dài nhất của nước Mỹ, một cuộc xung đột đến nay đã trải qua gần 18 năm, mà khơi mào là loạt vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Theo ước tính, cuộc chiến tại Afghanistan đã “ngốn” hàng tỷ USD tiền thuế, đồng thời cũng tước đi mạng sống của 2.300 người Mỹ.

Đặc phái viên của Mỹ Khalilzad đã dành khoảng 1 năm gặp gỡ Taliban nhằm nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tại Afghanistan. Ảnh: AFP
Đặc phái viên của Mỹ Khalilzad đã dành khoảng 1 năm gặp gỡ Taliban nhằm nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tại Afghanistan. Ảnh: AFP

Mặt khác, thỏa thuận còn có thể dẫn tới việc dần rút bớt gần 14.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Afghanistan, góp phần hoàn thành mục tiêu dài hạn đồng thời là cam kết lúc tranh cử của Tổng thống Trump, trong bối cảnh giai đoạn “căng” nhất của cuộc vận động tranh cử 2020 đang diễn ra.

Theo TOLOnews, ông Khalilzad đã khẳng định rằng: “Đúng vậy, chúng tôi đã đạt một thỏa thuận về nguyên tắc. Dĩ nhiên, đây chưa phải là bản chung cuộc cho tới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí. Vì thế, trong thời điểm này, chúng tôi đang ở trong quá trình đó”.

Thông tin về bản thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh bạo lực leo thang mạnh tại Afghanistan, thậm chí vụ tấn công gần nhất diễn ra chỉ vài giờ đồng hồ sau cuộc phỏng vấn ông Khalilzad.

Một chiếc “xe bom” đã nhằm vào đồn cảnh sát tại thủ đô Kabul hôm 2/9, ngay giữa khu vực được bảo vệ cẩn mật, nơi đứng chân của nhiều đại sứ quán nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế.

Theo Bộ trưởng nội vụ Afghanistan Nasrat Rahimi, vụ tấn công khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương phải chuyển tới bệnh viện điều tri.

Taliban đã phát động các cuộc tấn công nhằm vào 2 thành phố của Afghanistan trong 2 ngày. Các vụ tấn công này cũng diễn ra sau cái chết của 3 binh lính Mỹ trong các chiến dịch diễn ra 2 tuần qua.

Đầu tuần này, Khalilzad nói rằng thỏa thuận với Taliban đã được “chẻ ra” thành một bản thỏa thuận chính, kèm theo một văn kiện thứ hai giải quyết các chi tiết liên quan đến các yếu tố bất đồng trong thỏa thuận.

Kể từ khi đảm nhiệm chiếc ghế “nóng” đặc phái viên cách đây 1 năm, Khalilzad đã tổ chức 9 vòng đàm phán với Taliban, với trọng tâm rơi vào 4 vấn đề then chốt: rút quân đội Mỹ về nước, bảo đảm chống khủng bố, lệnh ngừng bắn và đàm phán trong nội bộ Afghanistan.

Đại diện của ông Trump cho biết, phía Mỹ sẽ không chấp nhận việc hệ thống cai trị Hồi giáo hà khắc của Taliban “tái xuất”, và khẳng định chính quyền Trump muốn có một chính phủ được thành lập sau khi các cuộc hòa đàm trong nội bộ Afghanistan được toàn thể người dân nước này nhất trí.

Ngay cả vậy, thì giới chức tình báo cấp cao cũng đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại cảnh báo rằng, đất nước Afghanistan vẫn trong tình thế rất đỗi mong manh, và như thời điểm Taliban cho phép Al Qaeda trú ẩn trước thềm tấn công khủng bố 11/9, có khả năng một lần nữa trở thành hang ổ của khủng bố.

Các lực lượng an ninh Afghanistan tại hiện trường vụ tấn công liều chết tại ngoại ô Kunduz hôm 2/9. Ảnh: AFP
Các lực lượng an ninh Afghanistan tại hiện trường vụ tấn công liều chết tại ngoại ô Kunduz hôm 2/9. Ảnh: AFP

Khalilzad cho biết, việc Mỹ rút quân khỏi 5 căn cứ phụ thuộc một phần vào tình hình an ninh và việc giảm đáng kể bạo lực tại các khu vực này, song ông nói thêm rằng ông “không thể gọi đó là lệnh ngừng bắn, bởi họ đã thống nhất rằng cụm từ ngừng bắn thuộc về các cuộc hòa đàm trong nội bộ Afghanistan”.

Các cuộc đàm phán của Khalilzad với Taliban đã cho chính phủ Afghanistan “ra rìa”, dẫn tới việc Tổng thống Ashraf Ghani phải bày tỏ đôi chút hoài nghi.

Taliban đã tuyên bố rõ rằng họ sẽ chỉ đàm phán về lệnh ngừng bắn và giải pháp chính trị với chính phủ Afghanistan cùng các lực lượng chính trị khác của Afghanistan sau khi Mỹ đã hoàn tất quá trình rút quân về nước.

Sắp sửa hạ màn?

Cũng theo nguồn tin trên, chính phủ Afghanistan đã được thông tin về mọi khía cạnh của các cuộc đàm phán, bao gồm việc rút các lực lượng Mỹ khỏi nước này, các biện pháp bảo đảm chống khủng bố kèm một lệnh ngừng bắn.

Đặc phái viên Khalilzad tiết lộ thêm rằng, Tổng thống Ghani và quan chức điều hành Afghanistan Abdullah Abdullah đều đã đọc bản thỏa thuận, nhưng chưa nhận được bản sao.

Ông cho biết thỏa thuận cho phép các cuộc đối thoại trong lòng Afghanistan sớm khởi động, và theo đó chúng sẽ diễn ra ngay tại Afghanistan trước vòng bầu cử tổng thống của nước này vào ngày 28/9 tới.

Về phần mình, Mỹ muốn các cuộc đàm phán này diễn ra tại Na Uy hơn, nhất là khi đây là quốc gia được cho là đang tích cực nỗ lực để tổ chức các cuộc đàm phán này.

Phát ngôn viên của ông Ghani là Sediq Seddiqi cho biết, Tổng thống Afghanistan đã “nhìn thấy” thỏa thuận và các “chi tiết chủ chốt” của văn kiện đã được chia sẻ cho ông. Chính phủ Afghanistan sẽ nghiên cứu kỹ thỏa thuận và chuyển phản hồi cho đặc phái viên Khalilzad.

Quân đội Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: Khaama Press
Quân đội Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: Khaama Press

Hồi tháng 8, Tổng thống Mỹ Trump nói với đài phát thanh Fox News rằng ông đang có kế hoạch rút hàng nghìn lính Mỹ khỏi Afghanistan, nhưng sẽ giữ lại tại đó 8.600 quân, ít nhất là trong thời điểm hiện nay.

Chủ nhân Phòng Bầu dục nêu quan điểm, xứ cờ hoa sẽ ra quyết định dựa trên những gì diễn ra trên thực địa, đồng thời nhấn mạnh Mỹ có thể đánh nhanh thắng nhanh nếu ông Trump muốn sát hại 10 triệu người tại Afghanistan, nhưng thực tế là nhà lãnh đạo này không muốn vậy.

Trump khẳng định Mỹ sẽ rút “số lượng rất lớn” quân về nước, và việc duy trì hiện diện tại đó vẫn quan trọng vì ông ví Afghanistan với “Havard của khủng bố”.

Tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng, bất kỳ thỏa thuận nào với Taliban phải bảo đảm Afghanistan không trở thành “nơi trú ngụ” của những phần tử cực đoan. Ảnh: Googlemaps
Tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng, bất kỳ thỏa thuận nào với Taliban phải bảo đảm Afghanistan không trở thành “nơi trú ngụ” của những phần tử cực đoan. Ảnh: Googlemaps

Đến nay, ông Trump đã liên tiếp tỏ ra thận trọng trước viễn cảnh rút quân mà phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đưa ra. Hồi tuần trước, một trong những tướng lĩnh hàng đầu của Mỹ, Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã lên tiếng cho rằng còn quá sớm để nói đến việc “rút quân” khỏi Afghanistan.

Cũng như nhiều ý kiến khác, ông này cho rằng, bất kỳ thỏa thuận nào với Taliban phải bảo đảm Afghanistan không trở thành “nơi trú ngụ” của những phần tử cực đoan.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.