'Cuộc chiến kép' của Thủ tướng Israel

(Baonghean) - Vừa tiếp tục đấu tranh để duy trì chiếc ghế Thủ tướng, vừa đối mặt với “cuộc chiến” tại tòa án, ông Benjamin Netanyahu đang đối mặt với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của mình.

Sóng gió liên tiếp

Ba cuộc bầu cử liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 năm và cuộc đối đầu với một cựu lãnh đạo quân đội nổi tiếng Benny Gantz đã không thể đánh bại Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Nhưng một yếu tố có thể đe dọa đến sự nghiệp của ông, với tư cách là Thủ tướng tại vị lâu nhất của Israel: đó là phiên tòa xét xử ông về tội tham nhũng - một trong những “trọng tội” ở quốc gia này.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại phiên xét xử đầu tiên hôm 24/5/2020. Ảnh: Times of Israel
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại phiên xét xử đầu tiên hôm 24/5/2020. Ảnh: Times of Israel

Vào chiều Chủ nhật (24/5), vài giờ sau khi chủ trì cuộc họp với nội các mới, ông Netanyahu rời văn phòng ở Jerusalem, đi một quãng ngắn đến tòa án nằm ở Đông Jerusalem và ngồi vào một chiếc ghế rất khác: chiếc ghế gỗ cứng dành riêng cho một bị cáo hình sự. Một vụ tố tụng nhằm vào Thủ tướng đương nhiệm đẩy bản thân ông và cả đất nước Israel vào một tình huống chưa từng có tiền lệ.

Trên chính trường quốc tế, rất ít nhà lãnh đạo nào kể từ Charles I của Anh phải ra hầu tòa với các cáo buộc hình sự. Ông Netanyahu, đã phá vỡ truyền thống bằng cách không từ chức để tự bảo vệ mình và trở thành thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel phải hầu tòa. Người tiền nhiệm của ông là Ehud Olmert cũng bị kết tội nhận hối lộ và lãnh án 16 năm tù giam cách đây 6 năm, nhưng là khi ông đã từ chức.

Giờ đây, ông Netanyahu chỉ còn cách chiến đấu đến cùng và cũng để tránh số phận như người tiền nhiệm. Vị Thủ tướng 70 tuổi bị buộc tội nhận hối lộ, vi phạm lòng tin và lừa đảo. Theo các công tố viên, ông bị cáo buộc đã nhận xì gà, champagne và trang sức từ nhiều nhân vật tài phiệt với tổng giá trị lên tới 180.000 euro và đổi lại bằng những lời hứa sẽ giúp đỡ. Ông cũng ưu ái cho truyền thông để đổi lại việc họ viết những bài tích cực cho mình. Ông phủ nhận mọi cáo buộc và gọi đó là “bịa đặt và lố bịch”, một vụ “săn phù thủy” trong giới chính trị hòng hạ bệ ông.

Dự kiến phiên tòa sẽ phải kéo dài 1 năm hoặc lâu hơn. Sau phiên tòa hôm Chủ nhật kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, chưa rõ phiên tiếp theo sẽ bắt đầu khi nào bởi nhóm bào chữa cho Thủ tướng Netanyahu yêu cầu có thêm thời gian để xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng trước khi tiếp tục xét xử. Đối mặt với phiên tòa hình sự, chắc chắn sẽ là một cuộc chiến dài hơi và nếu muốn duy trì vị trí hiện nay, ông Netanyahu cần phải một chiến lược đầy mạo hiểm.

Những người ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫy cờ và bảng hiệu ngay trước khi phiên tòa xét xử ông Netanyahu bắt đầu. Ảnh: Reuters
Những người ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫy cờ và bảng hiệu ngay trước khi phiên tòa xét xử ông Netanyahu bắt đầu. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, dù với kịch bản nào thì chặng đường chính trị của ông Netanyahu vẫn hết sức gian nan. Ông vừa trải qua thời gian dài đấu tranh để giữ ghế Thủ tướng nhưng kết quả lại ở trong thế khá mong manh. Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, ông Netanyahu giữ chức Thủ tướng trong 18 tháng, sau đó chuyển giao lại cho ông Benny Gantz. Về phần mình, ông Gantz giữ chức Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ của ông Netanyahu.

Trong thời gian giữ chức Thủ tướng, ông Netanyahu có cơ hội “chuyển mình” nếu tham gia tranh cử Tổng thống vào tháng 5 năm 2021. Nếu đắc cử tổng thống thì ông Netanyahu sẽ có thêm 7 năm được quyền miễn trừ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đảng Xanh - Trắng của ông Benny Gantz sẽ khó lòng để yên cho những tính toán này của ông Netanyahu. Đó là chưa kể trong 18 tháng tại vị, nếu ông Netanyahu giành chiến thắng trong phiên tòa xét xử, ông có thể sẽ tiếp tục con đường chính trị nhưng nếu bị kết tội, đương nhiên mọi ánh hào quang chính trị sẽ bị xóa sổ và đối mặt với nhiều năm tù giam.

Chính trường Israel vẫn chưa yên?

Đối với Israel, việc đưa người đàn ông quyền lực nhất ra xét xử có vẻ như là một thông điệp về sự công bằng và minh bạch trong các tổ chức chính phủ. Nói như một nhà phân tích chính trị Israel thì “đó là một dấu hiệu của sức mạnh”. Nhưng một số nhà quan sát khác lại cho rằng, việc ông  Netanyahu quyết định không từ chức khi bị điều tra như những người tiền nhiệm Yitzhak Rabin và Ehud Olmert, sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia và đây sẽ là một “điểm yếu” nếu như các phiên xét xử kéo dài quá lâu.

Còn đây là những người phản đối ông Netanyahu. Ảnh: AFP
Còn đây là những người phản đối ông Netanyahu. Ảnh: AFP

Khách quan mà nói, hiện Israel đang đối mặt với một loạt thách thức cả mới nổi lẫn lâu dài như kinh tế suy giảm, thất nghiệp gia tăng, dịch Covid-19 hoành hành... nên việc xét xử ông Netanyahu có thể khiến những vấn đề nóng của đất nước bị đình trệ, kèm theo đó là những hoài nghi. Bởi theo luật pháp Israel, Thủ tướng không buộc phải từ chức hay đình chỉ chức vụ trong thời gian diễn ra các phiên tòa nên sẽ phải đối mặt với tình huống “xung đột lợi ích” bởi ông vừa giữ chức Thủ tướng, do đó phải chịu trách nhiệm về nhiều quyết định quan trọng, lại vừa bị buộc tội chống lại các thể chế chính phủ. Điều này có nghĩa nhà lãnh đạo này vừa ở vị trí lãnh đạo Chính phủ lại vừa ở vị trí làm suy yếu chính phủ. Câu hỏi mà người dân muốn giải đáp là liệu những quyết định của ông có thực sự là vì lợi ích đất nước hay không?

Sau phiên tòa xét xử ông hôm 24/4, sự chia rẽ trong quan điểm của người Israel được thấy rõ khi hàng nghìn người tụ tập kêu gọi ủng hộ ông và họ mô tả ông là người “trong sạch” trong khi hàng nghìn người khác cũng xuống đường cáo buộc ông “bắt đất nước như một con tin”.

Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, ông Netanyahu sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng trong 18 tháng trước khi chuyển giao quyền lực cho đối tác là ông Gantz. Ảnh: Getty
Theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, ông Netanyahu sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng trong 18 tháng trước khi chuyển giao quyền lực cho đối tác là ông Gantz. Ảnh: Getty

Đó là chưa kể những cơn “sóng ngầm” vẫn đang sục sôi trong lòng chính trường Israel. Nhiều người chưa thực sự tin tưởng vào một chính phủ mà họ cho là “khổng lồ” như hiện nay. Họ cho rằng, Israel là một quốc gia nhỏ, nhưng lại có chính phủ lớn nhất thế giới với 32 - 36 bộ trưởng và 2 Thủ tướng. Bộ máy cồng kềnh thế này không phải để điều hành đất nước, đặc biệt khi Israel đang phải gồng mình giải quyết những hậu quả nặng nề về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, mà mục đích chủ yếu là để chia ghế giữa các phe nhóm, làm tăng thêm chi phí cho ngân sách.

Nội bộ đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu hay khối Xanh - Trắng của ông Benny Gantz không phải ai cũng hài lòng với thỏa thuận thành lập chính phủ Netanyahu - Gantz. Sự thiếu lòng tin có thể khởi phát nhiều vấn đề mâu thuẫn, xung đột, thậm chí những kịch bản khó lường cho chính trường Israel trong thời gian tới. Và việc Thủ tướng Netanyahu chính thức phải ra hầu tòa càng khiến cho những “ẩn số” của sự bất ổn thêm gia tăng!

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.