Cuộc gặp bí mật của giới chức Mỹ -Triều

Các quan chức Mỹ và Triều Tiên vừa gặp nhau bí mật ở Malaysia giữa lúc quan ngại tăng cao sẽ xảy ra Thế chiến 3.

Cuộc gặp diễn ra cuối tuần qua ở Malaysia, giữa các cựu quan chức ngoại giao Mỹ và các chính trị gia cấp cao của Triều Tiên, trong một nỗ lực được cho là nhằm thiết lập một hiệp ước hòa bình.

Triều Tiên, Mỹ, bí mật, hội đàm, gặp gỡ, đàm phán
Triều Tiên, Mỹ, bí mật, hội đàm, gặp gỡ, đàm phán

Theo báo Anh Express, căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington tăng cao chưa từng có sau khi Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 bằng vụ thử hạt nhân lần 5. Tuy nhiên, theo báo chí địa phương, khi các quan chức Mỹ cấp cao ngồi với các đại diện Triều Tiên trong hai ngày 22 và 23/10, hai bên có thể đã bàn bạc về một sự thay đổi trong quan hệ.

Phía Triều Tiên có Thứ trưởng Ngoại giao Han Song-ryol và Phó Đại sứ nước này tại Liên Hợp Quốc Jang Il-hun. Đại diện phía Mỹ gồm Robert Gallucci, thành viên phái đoàn Mỹ đàm phán một thỏa thuận quan trọng với Bình Nhưỡng năm 1994; Joseph DeTrani, cựu Phó đại sứ Mỹ phụ trách chương trình vũ khí Triều Tiên; và Leon Sigal - Giám đốc Dự án An ninh hợp tác Đông Bắc Á thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội.

Theo ông Sigal, Bình Nhưỡng ra yêu sách Mỹ phải chấp thuận một thỏa thuận hòa bình như điều kiện để chính quyền Kim Jong-un đóng băng chương trình hạt nhân vốn đang được mở rộng nhanh chóng.

Sigal nhấn mạnh với hãng tin AP rằng, ông ở vị thế mạnh để đàm phán bởi vì ông không trực tiếp tham gia vào chính trường Mỹ và có thể "nêu ra những vấn đề mà chính phủ Mỹ không thể làm được".

Chính sách chính thức của Tổng thống Barack Obama hiện nay là không tổ chức hội đàm với Triều Tiên chừng nào Kim Jong-un đồng ý đóng cửa chương trình hạt nhân.

Phát biểu với nhật báo Korea Joongag của Hàn Quốc, ông Sigal nói thêm, cuộc gặp "mang lại cho chúng tôi cơ hội khám phá những điều vượt xa những gì chính phủ cho là đúng để xem liệu chúng tôi có thể tìm ra cách để phục hồi đàm phán hay không".

Theo Vietnamnet

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.