Cuộc gặp giữa Putin và Biden có thể sẽ là 'cơn ác mộng' của Ukraine

Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, có thể biến thành "cơn ác mộng" đối với Ukraina, chuyên gia chính trị học Konstantin Bondarenko - Giám đốc Viện Chính trị Ukraine tuyên bố.
Thành phố Kiev, Ukraine.
Thành phố Kiev, Ukraine. Ảnh minh họa 

"Trong tình huống này, câu hỏi chỉ có một - phải chăng Hoa Kỳ sẽ ra lệnh cho Ukraine thực hiện các thỏa thuận Minsk, hay là họ sẽ phán cứ tiếp tục mô phỏng quá trình thực hiện văn kiện" - chuyên gia Bondarenko nhận định.

Như quan điểm của nhà khoa học chính trị này, khả năng Biden sẽ quyết tâm đến đâu trong việc đòi Ukraine thực hiện các thỏa thuận là tùy thuộc vào kết quả ông ta xoay sở ra sao để làm dịu tình huống căng thẳng với Putin.

Theo kết quả của hội nghị thượng đỉnh song phương, Washington có thể đặt ra cho Kiev thời hạn thực hiện các thỏa thuận - nhà chính trị học nói tiếp.

"Sẽ là cơn ác mộng đối với chính quyền Ukraine, nếu như Washington bắt đầu buộc Kiev tuân thủ các thỏa thuận Minsk" - ông Bondarenko nhấn mạnh.

Đồng thời, chuyên gia Bondarenko nói thêm rằng, nếu Ukraina buộc phải thực hiện các thỏa thuận Minsk như hình thức hiện tại, có thể Kiev sẽ thiết lập liên hệ chặt chẽ hơn với Anh và "phớt lờ lập trường của Hoa Kỳ", thực hiện những bước đi theo ý London chứ không phải là Washington, cũng như sẽ tạo ra các khối khu vực, chẳng hạn với phần tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào và theo bất kỳ kịch bản nào, chờ đợi chúng ta là số phận của một quốc gia phi chủ quyền, bị thao túng vì lợi ích của những "cầu thủ" lớn. Để không bị sai khiến, điều khiển, chúng ta cần tự mình trở nên hùng mạnh và trưởng thành -  chuyên gia Ukraine kết luận.

Các thỏa thuận Minsk được xây dựng trong quá trình đàm phán tại Minsk giữa ông Vladimir Putin và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu lãnh đạo Ukraine Piotr Poroshenko, văn kiện ký kết ngày 5 tháng 9 năm 2014, sau đó có bổ sung thêm vào ngày 12 tháng 2 năm 2015.

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.