Cuộc họp của Hội đồng Nga - NATO có dấu hiệu giảm căng thẳng

Theo Anh Tú (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngày 12/1, cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO đã kết thúc tại Brussels sau 4 giờ thảo luận. Tuyên bố được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra về kết quả cuộc họp cho thấy dấu hiệu giảm căng thẳng từ khối này đối với Nga.
Phát biểu tại cuộc họp báo về kết quả cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO sau 2,5 năm, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, các nước thành viên NATO tin tưởng vào đối thoại với Nga, bất chấp những bất đồng nghiêm trọng về tình hình Ukraine và các vấn đề an ninh châu Âu, đồng thời, muốn khôi phục công việc của cơ quan đại diện ngoại giao của các bên. Theo ông, cuộc thảo luận không dễ dàng, nhưng hữu ích.

Đồng thời, cả Tổng thư ký liên minh và Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Mỹ Wendy Sherman cho biết, NATO từ chối thỏa hiệp về việc kết nạp một số quốc gia, bao gồm Ukraine vào liên minh. Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Tất cả các đồng minh đều thống nhất theo nguyên tắc chính của liên minh: mỗi quốc gia được tự do lựa chọn con đường riêng của mình. Chỉ Ukraine và 30 thành viên NATO mới có thể quyết định khi nào Kiev sẵn sàng trở thành thành viên của liên minh. Nga không có quyền phủ quyết về việc Ukraine có tham gia tổ chức hay không. Các đồng minh sẵn sàng hỗ trợ Kiev trên con đường trở thành thành viên NATO”.

Cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO (Nguồn: rianovosti)
Cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO (Nguồn: rianovosti)
Tuy nhiên, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, NATO đã đề xuất với Moscow, họ tổ chức một loạt cuộc tham vấn để thảo luận chi tiết về các vấn đề và bất đồng, bao gồm cả việc đồng ý về các hạn chế chung và có thể kiểm chứng đối với vũ khí tên lửa ở châu Âu. NATO cũng đã tuyên bố rõ ràng với Nga mong muốn mở lại phái bộ của liên minh tại Moscow và phái bộ của Nga tại Brussels.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga A. Grushko cho rằng, cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO là hoàn toàn cần thiết, nó giúp hiểu rõ hơn lập trường của các bên. Theo ông, "cuộc hội đàm diễn ra khá thẳng thắn, trực tiếp, sâu sắc, phong phú, nhưng đồng thời cũng bộc lộ một số lượng lớn khác biệt về các vấn đề cơ bản”. Và một trong những vấn đề chính là NATO hiểu nguyên tắc bất khả phân chia của an ninh một cách có chọn lọc.
"Trong mắt NATO, họ chỉ tồn tại đối với các thành viên của liên minh và NATO sẽ không tính đến lợi ích an ninh của những người khác trong các hoạt động thực tế của mình", đồng thời nhấn mạnh, nếu các nước NATO thực sự muốn hợp tác với Nga, họ phải tính đến vai trò rất quan trọng của nước này với tư cách là quốc gia đảm bảo hòa bình trong không gian Châu Âu-Đại Tây Dương rộng lớn, đóng góp tuyệt đối vào việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực này", Thứ trưởng Grushko lưu ý.

Bình luận về cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO ở Brussels, nhà khoa học chính trị người Đức Alexander Rahr lưu ý: "Không thể mong đợi những cảm giác, những thay đổi quan trọng ở quan điểm của bên này hay bên kia. Có những yêu cầu của Nga, chúng ở trên bàn, chúng được đưa ra một cách sắc bén và cứng rắn.” Theo ông, “dường như NATO hiểu chúng, nhận thức được sự nghiêm túc về lập trường của Nga, nhưng không thể mất mặt và rút lui khỏi các nguyên tắc của mình”.

Vì vậy, về bản chất, xung đột về việc Ukraine gia nhập NATO vẫn còn. Nhưng có rất nhiều ngữ điệu đã thay đổi, giọng điệu ở các cuộc đối thoại cả ở Brussels và ở Geneva không còn mang tính cáo buộc, đã trở nên thực dụng. Chuyên gia cho rằng, “phía Nga và NATO sẵn sàng tiếp tục đối thoại không phải bằng sự cao giọng mà bằng một giọng điệu bình thường”. Nga có cơ hội "đạt được một bước tiến mới" trong đối thoại với phương Tây.

Cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO lần này là cuộc họp thứ hai trong một loạt các cuộc đàm phán về đảm bảo an ninh. Lần đầu tiên được tổ chức tại Geneva giữa các phái đoàn của Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Ngoại giao Mỹ, lần thứ ba dự kiến vào ngày 13/1 trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE)./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.