Cuộc sống bấp bênh bên dòng khe Hối

08/12/2017 15:12

(Baonghean.vn) - Đối mặt với nguy cơ lũ quét và sạt lở nhưng 54 hộ dân làm trang trại bên dòng khe Hối (xã Xá Lượng - Tương Dương) vẫn phải bám trụ bởi cuộc sống mưu sinh từ hàng chục năm nay.

Bên dòng khe Hối thuộc bản Ang (xã Xá Lượng - Tương Dương) là khu vực sản xuất của 54 hộ dân. Họ đều là những người vào đây hàng chục năm trời để dựng trại chăn nuôi và làm nương rẫy. Tuy nhiên, mùa mưa đến nguy cơ sạt lở và lũ quét vẫn luôn là nỗi lo canh cánh bởi nước khe Hối dâng cao và chảy xiết rất nguy hiểm.
Bên dòng khe Hối thuộc bản Ang (xã Xá Lượng - Tương Dương) là khu vực sản xuất của 54 hộ dân. Họ đều là những người vào đây hàng chục năm trời để dựng trại chăn nuôi và làm nương rẫy. Tuy nhiên, mùa mưa đến nguy cơ sạt lở và lũ quét vẫn luôn là nỗi lo canh cánh bởi nước khe Hối dâng cao và chảy xiết rất nguy hiểm. Trong ảnh: Đợt mưa lũ hồi tháng 10/2017 làm nước dâng cao tại khe Hối. Ảnh: Đào Thọ
Ông Quang Văn Tiến, một lão nông vào đây sản xuất từ năm 2000 cho hay, mỗi lần mưa xuống, đất đá từ các ngọn núi sạt xuống nghiêm trọng. Trong khi đó bà con dân bản đều trú dọc 2 bên khe, tính mạng và tài sản bị đe dọa nhưng vẫn phải cố bám trụ vì miếng cơm manh áo. Ảnh: Minh Khuê
Ông Quang Văn Tiến, một lão nông vào đây sản xuất từ năm 2000 cho hay, mỗi lần mưa xuống, đất đá từ các ngọn núi sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó, bà con dân bản đều trú dọc 2 bên khe, tính mạng và tài sản bị đe dọa nhưng vẫn phải cố bám trụ vì miếng cơm manh áo. Ảnh: Đào Thọ
Đây là tảng đá lớn lăn từ núi xuống trong đợt mưa lũ vừa qua.
Đây là tảng đá lớn lăn từ núi xuống trong đợt mưa lũ vừa qua. "Đang nằm trong chòi, chúng tôi bỗng nghe một tiếng động lớn như máy bay rơi. Ai nấy đều giật mình chạy ra xem thì thấy tảng đá này ào ào lăn xuống chỉ cách nơi ông Lộc Văn Tuấn ở chừng dăm mét" - ông Tiến cho biết thêm. Ảnh: Đào Thọ
Những ngôi nhà nằm bên suối cũng bị đất đá tràn vào nguy cơ phải di dời sớm. Ảnh: Minh Khuê
Những ngôi nhà nằm bên suối cũng bị đất đá tràn vào. Ảnh: Đào Thọ
Hầu hết các hộ vào đây đều đào ao thả cá ven suối để kiếm thêm thu nhập thế nhưng mưa lũ về họ đều chịu mất trắng. Theo tính toán, đợt lũ vừa qua 11 hộ dân phía ngoài khe Hối bị thiệt hại hàng tấn cá ao. Ảnh: Minh Khuê
Hầu hết các hộ vào đây đều đào ao thả cá ven suối để kiếm thêm thu nhập thế nhưng mưa lũ về họ đều chịu mất trắng. Theo tính toán, đợt lũ vừa qua 11 hộ dân phía ngoài khe Hối bị thiệt hại hàng tấn cá ao. Ảnh: Đào Thọ
Sau đợt lũ, người dân dùng những ống tre làm đường dẫn nước vào ao để tiếp tục vụ cá.
Sau đợt lũ, người dân dùng những ống tre làm đường dẫn nước vào ao để tiếp tục vụ cá. "Nếu không nuôi cá thì không có gì để ăn bởi mỗi năm thời tiết thuận lợi còn thu được vài ba chục triệu" - ông Vi Văn Tám cho hay. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài đào ao nuôi cá và trồng rừng, các hộ dân ở khe Hối còn tăng cường phát triển đàn lợn đen theo hình thức thả rông để kịp bán phục vụ tết Nguyên đán. Ảnh: Minh Khuê
Ngoài đào ao nuôi cá và trồng rừng, các hộ dân ở khe Hối còn tăng cường phát triển đàn lợn đen theo hình thức thả rông để kịp bán phục vụ tết Nguyên đán. Ảnh: Đào Thọ
Khe Hối chưa có điện lưới nên người dân phải dùng nguồn điện cù chạy bằng sức nước. Ảnh: Minh Khuê
Khe Hối chưa có điện lưới nên người dân phải dùng nguồn điện cù chạy bằng sức nước. Ảnh: Đào Thọ
Những lúc rảnh rỗi, người dân thường vào rừng bẫy con sóc, con chuột về cải thiện bữa ăn. Cuộc sống tuy vất vả và bấp bênh nhưng với họ đây là ngôi nhà thứ 2 không thể xa rời. Ảnh: Minh Khuê
Những lúc rảnh rỗi, người dân thường vào rừng bẫy con sóc, con chuột về cải thiện bữa ăn. Cuộc sống tuy vất vả và bấp bênh nhưng với họ đây là ngôi nhà thứ 2 không thể xa rời. Ảnh: Đào Thọ

Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Cuộc sống bấp bênh bên dòng khe Hối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO