Cuộc sống “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ

Đào Thọ 22/05/2018 09:17

(Baonghean.vn) - Người dân vùng cao Nghệ An thường rời làng bản đi đến các vùng rừng hẻo lánh để lập trại sản xuất, sống cuộc sống tự cung tự cấp, tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ được ví như “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ.

Trên những khu rừng xa xôi hẻo lánh ở đại ngàn là nơi người dân Thái, Mông, Khơ Mú Nghệ An tìm để lập trại sản xuất. Có nhiều khu vực được tổ chức lại như một khu dân cư đông đúc nhưng cũng có điểm chỉ có 1-2 hộ thưa thớt. Trong ảnh: khu vực trang trại của hàng chục hộ dân bản Huồi Thợ (xã Hữu Kiệm - Kỳ Sơn). Ảnh: Đào Thọ
Những hẻm lũng hẻo lánh sâu trong đại ngàn là nơi nhiều người dân đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú Nghệ An tìm đến để lập trại sản xuất. Có nhiều nơi được tổ chức như một khu dân cư đông đúc, nhưng cũng nơi chỉ 1-2 hộ thưa thớt. Trong ảnh: Khu trại của những hộ dân bản Huồi Thợ (xã Hữu Kiệm - huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Đào Thọ
Những nơi được chọn để dựng trại làm nương rẫy thường nằm cách xa khu dân cư cả buổi trời đi bộ, bởi theo quan niệm của người dân chỉ có những địa điểm như vậy mới có đất tốt và không bị ảnh hưởng của dịch bệnh của môi trường bên ngoài. Tại đây, những ngôi nhà tạm bợ được dựng lên vừa làm nơi cư trú vừa là chỗ để chăn nuôi. Ảnh: Đào Thọ
Những nơi được chọn để dựng trại làm nương rẫy thường nằm cách xa khu dân cư cả buổi đi bộ, bởi chỉ có những địa điểm như vậy mới có đất tốt và không bị ảnh hưởng dịch bệnh của môi trường bên ngoài. Tại đây, những căn chòi tạm được dựng lên vừa làm nơi cư trú vừa là chỗ để chăn nuôi. Ảnh: Đào Thọ
Trên những lán trại tạm bợ, họ thường ở lại hàng tuần để trồng lúa, ngô. Mọi khâu từ sản xuất đến thu hoạch đều diễn ra tại chỗ. Ảnh: Đào Thọ
Trên những lán trại tạm bợ, họ thường ở lại hàng tuần để trồng lúa, ngô. Mọi khâu từ sản xuất đến thu hoạch đều diễn ra tại chỗ. Ảnh: Đào Thọ
Đàn bò được nuôi trên khu trang trại. Tuy rằng, chăn nuôi ít dịch bệnh nhưng những lúc dịch bùng phát, đường sá xa xôi cách trở là một khó khăn lớn trong công tác phòng chữa cho gia súc. Ảnh: Đào Thọ
Tuy chăn nuôi ít dịch bệnh, nhưng những lúc dịch bùng phát, đường sá xa xôi, cách trở là một khó khăn lớn trong công tác phòng chữa cho gia súc. Ảnh: Đào Thọ
Những chú lợn được đeo gông để tránh sự phá hoại hoa màu. Ảnh: Đào Thọ
Những chú lợn được đeo gông để tránh đi lung tung phá hại hoa màu. Ảnh: Đào Thọ
Công việc hàng ngày ngoài sản xuất họ tranh thủ lên rừng, xuống suối kiếm những cây rau, con chuột, con cá trong tự nhiên về cải thiện bữa ăn. Ảnh: Đào Thọ
Hàng ngày ngoài sản xuất, họ tranh thủ lên rừng, xuống suối kiếm những cây rau, con chuột, con cá trong tự nhiên về cải thiện bữa ăn. Ảnh: Đào Thọ
Những kho đựng lương thực được dựng lên ngay giữa rừng để tiện bề thu hoạch. Ảnh: Đào Thọ
Những kho đựng lương thực được dựng lên ngay giữa rừng để tiện bề thu hoạch. Ảnh: Đào Thọ
Thời gian chính xác đối với nhiều người là một khái niệm mơ hồ nên tại đây những con gà trống chính là chiếc
Thời gian chính xác đối với nhiều người là một khái niệm mơ hồ nên tại đây những con gà trống chính là chiếc "đồng hồ" báo thức hữu hiệu nhất. Ảnh: Đào Thọ
Một lão nông ở xã Yên Na (Tương Dương)
Một lão nông ở xã Yên Na (Tương Dương) "thâm niên" hơn 20 năm sống giữa rừng để sản xuất như thế, cho hay: "20 năm nay tôi vào rừng chăn nuôi sản xuất, trồng cây và tính trong ngần ấy thì chỉ có khoảng 1 năm là tôi về với vợ con, 19 năm còn lại là ở rừng". Băn khoăn là, tập quán "ở rẫy" ấy của đồng bào liệu có hệ lụy như thế nào đến an toàn sức khỏe, an ninh trật tự và công tác bảo vệ rừng? Vấn đề ấy cần sự quan tâm lưu ý của các cấp chính quyền sở tại. Ảnh: Đào Thọ


Mới nhất

x
Cuộc sống “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO