Cuộc sống khốn khó của bà con Khơ Mú nơi tâm dịch La Ngan

(Baonghean.vn) - Đại dịch Covid-19 bùng phát ở huyện nghèo biên giới Kỳ Sơn. Chỉ trong 3 ngày, huyện này đã có 6 ca nhiễm với 91 F1 và 211 F2. Bản nghèo La Ngan và Lưu Tiến cùng chính quyền huyện Kỳ Sơn đang hết sức nỗ lực để khống chế dịch bệnh.
Ảnh: Thành Cường
Bên giàn bầu cuối mùa, bà Moong Thị Phân đang tìm vặt những ngọn bầu non cuối cùng, cả những lá già cũng được bà hái cho vào túi. Đây sẽ là bữa tối của gần 10 con người trong gia đình bà. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Nhà bà ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu (Kỳ Sơn) có 2 người con trai, 1 người con dâu đang ở cữ và 5 đứa cháu. Chồng bà là ông Moong Văn Liên bị tâm thần gần 20 năm. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Hai người con trai của bà Phân cũng đều có vấn đề về thần kinh, suốt ngày hết ngồi nhìn ra rồi lại đi lang thang khắp bản. Không làm được việc gì. Gần 10 miệng ăn trong nhà chỉ trông chờ vào mỗi mình bà. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Đại dịch Covid-19 bùng phát, bản nghèo La Ngan bị phong tỏa, người dân hạn chế đi lại để phòng, chống dịch. Bó chân ngồi một chỗ, không đi rẫy được, nhà bà thiếu ăn nghiêm trọng. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
“Mấy bữa nay không đi rừng được nên chỉ tìm thức ăn quanh nhà như cà dại, lá bầu,… Gạo hôm qua được phát chắc còn đủ cho 2 ngày nữa” - bà nói. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Cạnh đó, ông Ven Văn Xân cùng vợ và 4 đứa cháu đang ngồi trước cửa chờ được đi lấy mẫu xét nghiệm. Vợ chồng ông cùng các cháu vừa từ rẫy trở về. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ngày trở về bản, ông bà bàng hoàng khi chứng kiến chốt phong tỏa đầu bản. Những người lạ mặc kín bộ đồ màu xanh đi thành từng nhóm. Công an, dân quân xuất hiện nhiều hơn. Ông càng lo lắng khi nhận được thông báo phải ở nhà không được đi đâu để phòng, chống dịch. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

“Không được lên rẫy, mọi thực phẩm, đồ dùng không mang về được, mấy ngày tới con cháu không biết ăn cái gì đây” - ông Xân nói. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường

Theo chị Vi Thị Loan - Bí thư Chi bộ bản cho biết: Bản La Ngan có 148 hộ, 756 nhân khẩu,100% là người Khơ Mú. Bản có đến 80% nghèo và cận nghèo. Người dân ở đây sống chủ yếu vào rừng và làm rẫy. Tuy nhiên, 3 năm gần đây, rẫy liên tục mất mùa, cộng thêm đại dịch bùng phát nên người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường

Mới sang ngày thứ 3 thực hiện cách ly y tế, xung quanh nhà các hộ dân, những cây cà dại chỉ còn lác đác mấy quả, giàn bầu cũng bắt đầu bị hái đến những lá già cuối cùng. Gia đình ông Ven Văn Xân cũng chưa tìm được gạo để nấu bữa cơm tối nay. Nếu không có nguồn hỗ trợ khác, những ngày cách ly y tế tiếp theo, chắc chắn cuộc sống của gia đình bà Phân, ông Xân và nhiều hộ dân khác ở bản La Nga và bản Lưu Tiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Trước đó, vào ngày 17/7, tại bản La Ngan xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Đó là trường hợp mẹ chồng và con dâu ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu. Cả hai đều là F1 của bệnh nhân ở bản Chăm Puông, xã Lượng Minh (Tương Dương). Để phòng, chống dịch UBND tỉnh đã quyết định thiết lập khu cách ly y tế đối với bản La Ngan từ 0h ngày 18/7. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Với phương châm “Cương quyết không để cho nhân dân đói”, đáp ứng tốt hơn nhu yếu phẩm cho người dân, huyện Kỳ Sơn đã phân công Ủy ban MTTQ huyện làm đầu mối tiếp nhận, phân phối và bảo đảm phân phát phù hợp lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ. Ủy ban MTTQ huyện đã kêu gọi các xã, thị trấn của huyện, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, chung tay hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Thành Cường

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.