Cuộc sống ở Qatar đảo lộn vì khủng hoảng ngoại giao

Hàng triệu người đang sinh sống ở Qatar lo lắng về một tương lai bất định sau khi quốc gia vùng Vịnh bị các nước láng giềng cô lập.

Ba tuần nữa, con của cô Hatoon al-Fassi sẽ thi lên lớp nhưng sau khi hàng loạt các quốc gia Arab tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, al-Fassi chỉ có đúng hai tuần để đưa gia đình rời khỏi đây và con của cô chắc chắn sẽ bỏ lỡ kỳ thi.

Cơn bão chính trị bao trùm Qatar bắt đầu ảnh hưởng đến hàng triệu người đang sinh sống và làm việc ở quốc gia giàu có bậc nhất này.

Căng thẳng giữa Qatar và các quốc gia láng giềng châm ngòi vào hôm 5/6 khi bốn quốc gia Arab bao gồm Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain và Ai Cập tuyên bố đóng cửa biên giới, cắt mọi hợp tác, giao thương và đi lại bằng đường bộ, đường không và đường biển tới Qatar, PhilStar Global đưa tin. Các quốc gia Arab đặt ra thời hạn 14 ngày để công dân nước mình rời khỏi lãnh thổ Qatar. Số phận của khoảng 30.000 người Ai Cập ở Qatar hiện không rõ sẽ ra sao. Theo BBC, gần 90% trong tổng số 2,5 triệu người đang sống ở Qatar là dân nhập cư.

"Tình hình rất khó khăn. Dường như cuộc sống hoàn toàn đảo lộn", al-Fassi nói.

Không chỉ việc học hành của các con bị ảnh hưởng, công việc của al-Fassi cũng trở nên bấp bênh. Hiện cô đang làm giáo sư nghiên cứu về Phụ nữ và các vấn đề vùng Vịnh tại đại học Qatar.

Nằm cô lập trên bán đảo nhỏ thuộc phía đông bắc của bán đảo Arab, Qatar phải nhập khẩu tới 90% lương thực và hơn 40% số đó vận chuyển qua biên giới trên bộ với Saudi Arabia. Lo lắng căng thẳng ở vùng Vịnh leo thang sẽ khiến nguồn cung thực phẩm cạn kiệt, người dân Qatar đã đổ xô đi mua đồ dự trữ, gây ra cảnh náo loạn ở các siêu thị và các khu mua sắm.

Ảnh hưởng kinh tế trong nước

cuoc-song-o-qatar-dao-lon-vi-khung-hoang-ngoai-giao

Hành khách tại sân bây quốc tế Hamad ở Doha, Qatar vào 6/6. Ảnh: AP

Thị trường chứng khoán Qatar giảm hơn 7% khi kết thúc phiên giao dịch ngày đầu tuần.

Hãng hàng không quốc gia của Qatar buộc phải chuyển hướng các chuyến bay tới châu Âu qua vùng trời Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các quốc gia Arab đóng cửa không phận với tất cả các chuyến bay đi và đến Qatar. Qatar là trung tâm trung chuyển hàng không trong khu vực. Năm ngoái, sân bay quốc tế Hamad đón 37,3 triệu lượt hành khách, tăng 20% so với năm 2015.

Một trong những lĩnh vực kinh tế của Qatar có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là xuất khẩu, bao gồm những mặt hàng như đồ cơ khí, đồ điện tử hoặc gia súc được vận chuyển bằng đường bộ đến Saudi Arabia. Theo Liên Hợp Quốc, giá trị xuất khẩu của Qatar sang Saudi Arabia đạt gần 900 triệu USD vào năm 2015.

Ngành công nghiệp dịch vụ của Qatar cũng có nguy cơ chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là các khách sạn và tài xế taxi. Người dân các nước láng giềng thường đến Qatar rất đông trong dịp lễ Eid al-Fitr diễn ra vào cuối tháng chay Ramadan. Chưa kể, giải bóng đá thế giới World Cup 2022 tổ chức ở Qatar dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, theo hãng tư vấn Eurasia Group, nếu Qatar tiếp tục bị cô lập, mọi nỗ lực vươn lên để trở thành trung tâm kinh tế, tài chính trong khu vực của quốc gia vùng Vịnh sẽ trở thành vô ích. Lạm phát sẽ làm giảm xếp hạng tín dụng của Qatar và ảnh hưởng tới giá trị đồng nội tệ.

John Sfakianakis, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh ở Saudi Arabia, cho biết bất ổn sẽ lan rộng ra ngoài biên giới Qatar.

"Các nhà đầu tư muốn thấy sự minh bạch. Nếu tình hình này kéo dài (trong nhiều tháng), nó sẽ biến thành vấn đề của cả Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)", ông Sfakianakis nói. GCC là liên minh chính trị và kinh tế của tất cả các quốc gia Arab ở Vịnh Ba Tư ngoại trừ Iraq.

Tác động ở nước ngoài

Là quốc gia giàu có thứ hai thế giới chỉ xếp sau Luxembourg, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của Qatar khoảng 129.700 USD, cao hơn nhiều so với mức thu nhập 57.300 USD của Mỹ, theo thống kê của Central Intelligence Agency.

Qatar đầu tư mạnh ra nước ngoài qua những quỹ đầu tư quốc gia ước tính lên tới 30 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở các trung tâm tài chính lớn như London, New York và Paris. Chính phủ Qatar sở hữu nhiều tài sản ở nước ngoài qua hình thức góp vốn cổ phần, từ tòa nhà Empire State ở trung tâm thành phố New York, hãng xe Volkswagen cho đến các ngân hàng toàn cầu như Credit Suisse và Barclays.

Theo các chuyên gia, các khoản đầu tư ở nước ngoài của Qatar hiện chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng ngoại giao.

cuoc-song-o-qatar-dao-lon-vi-khung-hoang-ngoai-giao-1

Trữ lượng khí gas của Qatar ước tính có thể khai thác trong vòng 156 năm. Ảnh: Reuters

Theo Oxford Business Group, Qatar hiện đứng thứ tư thế giới về sản xuất khí khô và đứng thứ nhất về sản xuất khí gas tự nhiên hóa lỏng.

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất nhập khẩu 1/3 lượng khí gas sử dụng hàng ngày từ Qatar. Ai Cập cũng là nước phụ thuộc vào nguồn cung khí gas hóa lỏng của Qatar.

Theo ông Jason Tuvey, nhà kinh tế làm việc tại tổ chức Capital Economics ở London, cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh sẽ có "tác động hạn chế" lên thị trường dầu thô thế giới. Với sản lượng 600.000 thùng dầu mỗi ngày, bằng 15% tổng sản lượng của Saudi Arabia, Qatar là "một nhà sản xuất tương đối nhỏ", chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng James Brilliant nói đồng thời khẳng định thị trường dầu thô thế giới "sẽ không bị gián đoạn".

Các quốc gia Arab vùng Vịnh luôn tự hào về sự đoàn kết, thống nhất, chia sẻ nhiều giá trị văn hóa, di sản và lịch sử. Biên giới giữa sáu quốc gia vùng Vịnh mới chỉ được phân định từ năm 1971.

"Các bộ tộc, các cuộc hôn phối, các gia đình (ở vùng Vịnh) liên kết chặt chẽ với nhau. Thật khó vẽ ranh giới người với người. Theo tôi, điều đó là không thể", al-Fassi nói.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.