Cuốn nhật ký “Tiến về Sài Gòn” của người lính xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Mỗi năm, vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Hồ Trọng Thanh lại lần giở những trang nhật ký và kỷ vật năm xưa, bao ký ức chợt ùa về khiến người cựu chiến binh này như được sống lại thời hoa lửa.

Những dòng nhật ký nóng hổi

44 năm, cuốn sổ nhật ký của ông Hồ Trọng Thanh (65 tuổi) ở xóm Yên Hạ, xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên), giờ đã phai màu, nét chữ cũng mờ dần theo năm tháng. Nhưng cựu binh này nói rằng, đây thực sự là thứ vô giá, không có gì có thể đánh đổi. Cuốn nhật ký đó gắn với một thời trai trẻ, chiến chinh, với những ngày tháng hào hùng và oanh liệt.

“Tôi có thói quen viết nhật ký từ hồi còn là học sinh, trong suốt những năm chiến tranh tôi viết đến 3 cuốn. Nhưng tiếc là khi gửi lại hậu cứ để hành quân đánh giặc, lúc trở lại 2 cuốn bị thất lạc, giờ chỉ còn một cuốn ghi lại chặng đường tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, ông Thanh nói.

Mỗi khi rảnh rỗi, cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh và đồng đội cũ thường ngồi ôn lại kỷ niệm xưa. Đặc biệt, ông Thanh thường lần giở những cuốn nhật ký chiến trường và bức ảnh chụp trong dịp làm công tác quân quản tại Sài Gòn sau chiến dịch Hồ Chí Minh để những ký ức năm xưa ùa về... Ảnh: Công Kiên và nhân vật cung cấp
Mỗi khi rảnh rỗi, cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh và đồng đội cũ thường ngồi ôn lại kỷ niệm xưa. Đặc biệt, ông Thanh thường lần giở những cuốn nhật ký chiến trường và bức ảnh chụp trong dịp làm công tác quân quản tại Sài Gòn sau chiến dịch Hồ Chí Minh để những ký ức năm xưa ùa về... Ảnh: Công Kiên và nhân vật cung cấp
Cuốn nhật ký của ông Thanh còn giữ dài gần 100 trang, chữ viết khá ngay ngắn và thẳng hàng, vẫn còn rõ nét. Trang đầu có ghi dòng chữ bằng bút đỏ “Trang nhật ký miền Nam quê hương”, bên cạnh là tên tác giả và đơn vị Đội 59 - Đoàn 70.

Thời điểm bắt đầu cuốn nhật ký là ngày 8/4/1975 với những dòng suy nghĩ: “Hành quân liên tục cả đêm lẫn ngày. Cái nắng ở xứ sở miền Nam quê hương thật là gay gắt. Mệt nhọc không sao nói hết. Song, tin chiến thắng miền Nam đã làm cho cơn mệt nhọc tan biến, đường ra trận hôm nay rực rỡ cờ hoa…”.

Tiếp đến, từ ngày 9 đến 15/4 được chiến sỹ Hồ Trọng Thanh ghi lại khá chi tiết về diễn biến cuộc hành quân chiến đấu và suy nghĩ, cảm xúc của mình. Tất cả hiện lên với khí thế chiến đấu và chiến thắng, ai cũng dự cảm được thắng lợi đang đến rất gần, có thể nói đang trong tầm tay.

Ngày tiếp theo và cũng là ngày cuối cùng được ghi trong cuốn nhật ký là 21/4, nội dung được ghi lại vẫn là chuyện hành quân: “Trời đêm vừa buông xuống. Mệnh lệnh hành quân được phát ra, tất cả giờ đây đều trong nhẹ nhàng, trong tư thế lên đường nhận nhiệm vụ chiến đấu. Mình đoán chắc rằng về giải phóng Biên Hòa thì phải. Ôi chao ôi! Còn gì vui hơn thế nữa…”.

Dù cuộc sống mưu sinh có những lúc vất vả, thăng trầm nhưng những dòng nhật ký cùng bài thơ "Tiến về Sài Gòn" luôn đọng mãi trong tâm trí cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh. Ảnh: Công Kiên
 Dù cuộc sống mưu sinh có những lúc vất vả, thăng trầm nhưng những dòng nhật ký cùng bài thơ "Tiến về Sài Gòn" luôn đọng mãi trong tâm trí cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh. Ảnh: Công Kiên
Sau cùng là những lời giải thích nguyên do không thể viết tiếp những dòng nhật ký chiến trường: “Chiến dịch Hồ Chí Minh, trang sử vàng bất diệt, song tiếc thay vì phải theo binh đoàn thần tốc không sao ghi được những giờ phút huy hoàng đó. Nhớ đừng phai!”. Những dòng này được viết tại Trảng Bom (Biên Hòa).

Kỷ vật thiêng liêng

Cùng với cuốn nhật ký chiến trường, ông Hồ Trọng Thanh còn có những kỷ vật lưu dấu niềm vui trong những ngày toàn thắng, vừa quý giá, vừa thiêng liêng. Trước tiên là cuốn sổ ghi chép - chiến lợi phẩm thu được tại Phủ Tổng ủy công vụ của chế độ Việt Nam cộng hòa khi ông cùng đơn vị tiến vào đánh chiếm trưa 30/4. Cuốn sổ này được dùng để ghi chép nội dung học tập chính trị và nội dung thực hiện nhiệm vụ quân quản.

Bên cạnh đó là bức ảnh chụp cùng đồng đội trên chiếc xe máy của địch bỏ lại lúc tháo chạy khỏi Sài Gòn. Trong bức ảnh, ông Thanh là người bồng súng ngồi phía sau, nụ cười và nét mặt vô cùng rạng rỡ. “Sau ngày chiến thắng, chúng tôi được giao làm nhiệm vụ quân quản. Đi qua một hiệu ảnh, thấy có chiếc xe máy vứt ở phía trước, tôi cùng một người đồng đội ngồi lên chụp một kiểu làm kỷ niệm” - ông Thanh kể lại.

Những kỷ vật thiêng liêng của một thời hoa lửa là nguồn động lực giúp cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: Công Kiên
Những kỷ vật thiêng liêng của một thời  hoa lửa là nguồn động lực giúp cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: Công Kiên
Và không thể không kể đến bài thơ “Tiến về Sài Gòn” viết sau mấy ngày toàn thắng trong cuốn sổ tay. “Quê hương ơi, hỡi quê hương!/Lắng nghe nhịp thở chiến trường nơi xa/Xe người tấp nập cờ hoa/Máu tim ngừng tập, tim ta bước dồn/Đập tan xiềng xích, bốt đồn/Quân thù khiếp vía kinh hồn khắp nơi…”.

Cựu chiến binh Hồ Trọng Thanh chia sẻ, ông luôn tự hào mình từng là một người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, càng tự hào hơn khi được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng Sài Gòn. "Những dòng nhật ký và kỷ vật chiến trường giúp tôi lưu giữ ký ức hào hùng, oanh liệt và nhắc nhở mình sống xứng đáng với sự hy sinh của bao đồng chí, đồng đội”, ông nói.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.