Cựu binh đằm thắm đạo, đời

(Baonghean.vn) - Là người lính tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có mặt trong đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 44 năm trước, khi trở về, ông Hoàng Văn Thái tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của quê hương, luôn sống theo phương châm “Kính Chúa, yêu nước”.

Kết nạp Đảng giữa chiến trường

Những ngày tháng 4 lịch sử, ông Hoàng Văn Thái (SN 1948) ở xóm 5, xã Nghi Xá (Nghi Lộc) lại bồi hồi nhớ lại kỷ niệm 44 năm trước, khi đơn vị tiến quân vào giải phóng Sài Gòn.

“Hôm ấy, người dân Sài Gòn đưa cờ, hoa, bánh kẹo ra đường đón chào bộ đội giải phóng, tất cả cùng hò reo, ai cũng vui sướng và xúc động…” 

 Cựu binh Hoàng Văn Thái 

Năm 1970, đang làm công tác Đoàn ở cơ sở, Hoàng Văn Thái đăng ký nhập ngũ theo lệnh Tổng động viên, được biên chế vào Trung đoàn 270 (Sư đoàn 711).

Địa bàn chiến đấu chủ yếu ở vùng miền Tây Quảng Trị, về sau chuyển dần vào Quảng Nam – Đà Nẵng, rồi hành quân lên Tây Nguyên.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), ông Thái cùng đơn vị có mặt trong đoàn quân tiến vào nội đô Sài Gòn, sau đó được điều trở lại Tây Nguyên làm nhiệm vụ quân quản.

17 năm quân ngũ, ông Hoàng Văn Thái luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiến đấu gan dạ, mưu trí và dũng cảm. Không quản ngại gian khổ, hy sinh, luôn xung phong đi đầu trong mỗi trận đánh. Vì thế, ông nhiều lần được bình bầu danh hiệu Chiến sỹ thi đua, có những lần 3 năm liên tục được đón nhận danh hiệu này (từ cấp trung đoàn đến sư đoàn).

Đặc biệt, đầu năm 1973, chiến sỹ trẻ Hoàng Văn Thái chính thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng. “Lễ kết nạp diễn ra ở chiến trường, ngay sau trận đánh gay go, ác liệt. Cho đến nay, tôi vẫn luôn cảm thấy vui sướng, tự hào vì ngày đó rất ít người có được niềm vinh dự ấy” – ông Thái chia sẻ.

Mẫu mực giữa đời thường

Năm 1977, vì hoàn cảnh gia đình, ông Thái xin phục viên về quê lao động sản xuất. Cũng từ đó đến nay ông chưa có một ngày nghỉ, bởi vừa trở về đã được nhân dân và địa phương tin tưởng giao làm công an xóm, rồi Trung đội trưởng dân quân, Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã, từng là Ủy viên BCH Hội Cựu chiến binh tỉnh.

Hiện tại, ông Thái là Bí thư chi bộ xóm 5, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam xã Nghi Xá, công việc nào ông cũng tận tình, đem hết lòng, hết sức để hoàn thành. Đặc biệt, ở địa bàn xóm có tới 70% giáo dân, đòi hỏi người đứng đầu chi bộ phải thực sự bản lĩnh và kinh nghiệm để xây dựng mối đoàn kết lương – giáo, cùng nhau xây dựng quê hương.

Vừa là một đảng viên, vừa là con chiên của Chúa, ông Thái thường xuyên vận động gia đình và bà con giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, chăm lo phát triển kinh tế, bản thân ông luôn có ý thức nêu gương. Nhờ đó, đời sống thôn xóm ngày càng được nâng cao, bình quân thu nhập hiện ở mức gần 4 triệu đồng/người/tháng, chi bộ nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”.

Đặc biệt, xóm 5 là đơn vị đi đầu toàn xã trong việc xây dựng nông thôn mới, hiện các tuyến đường giao thông nông thôn đều đã được đổ bê tông, nhiều hộ trong xóm đã tự nguyện hiến đất, chuyển bờ rào vào trong hoặc lấp bớt ao và ruộng. Từ năm 2018 đến nay, toàn xóm đã hiến tổng số hơn 1000 m2 đất để mở đường, trong đó nhiều hộ giáo dân hiến với số lượng lớn.

Chưa kể nhà văn hóa vừa được xây dựng khang trang với diện tích trên 130 m2, có 2 sân bóng chuyền phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe và giao lưu thể thao của nhân dân trong xóm. Tổng số tiền đầu tư xây dựng trên 450 triệu đồng, trong đó huyện và xã đầu tư 250 triệu, còn lại hơn 200 triệu do nhân dân đóng góp. Có được những kết quả này nhờ một phần công sức tuyên truyền, vận động của ông Hoàng Văn Thái.

Bên cạnh đó, gia đình ông Thái nhiều năm liền được công nhận Gia đình văn hóa, là tấm gương về nghị lực vượt khó, nuôi các con ăn học. Con trai đầu của ông Thái đang làm công an xã và Phó chỉ huy quân sự xã, một người con nhiễm chất độc da cam cũng đã tốt nghiệp đại học và có việc làm. Đồng thời, cũng là hộ đi đầu trong phát triển kinh tế trang trại, mỗi năm thu nhập trên dưới 100 triệu đồng từ nuôi tôm, cá.

“Cựu chiến binh Hoàng Văn Thái là người nhiệt tình, tâm huyết với công việc, có nhiều đóng góp cho phong trào phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Vì thế, trở thành tấm gương mẫu mực để bà con học tập”.

Ông Võ Văn Đình – Bí thư Đảng ủy xã Nghi Xá  

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.