Đa dạng màu sắc Tuần lễ Văn hoá Nga tại Việt Nam

(Baonghean.vn) - Tuần lễ văn hoá Nga tại Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người Việt Nam yêu mến "xứ sở Bạch Dương".

Đây không chỉ là cơ hội thưởng thức các giá trị đặc sắc của nền văn hoá Nga phong phú, đa dạng, gần gũi với người dân Việt Nam, mà còn là nơi gắn kết tình hữu nghị bền chặt của hai dân tộc. 

Lễ khai mạc Những ngày văn hoá Nga tại Việt Nam. Ảnh:P.V
Hơn 650 nghệ sĩ Nga đã tham gia Những ngày văn hoá Nga tại Việt Nam. Ảnh: P.V

Tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga A. Zhuravski khẳng định, quan hệ hợp tác văn hóa giữa Nga và Việt Nam ngày càng phát triển, năng động, sáng tạo. Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên ở hai nước với nhiều hình thức phong phú, quy mô rộng lớn, từ đó, thể hiện vai trò quan trọng trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ song phương.

"Chúng tôi tin tưởng, sự kiện Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam sẽ góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga", Thứ trưởng Bộ Văn hoá Nga nhấn mạnh.

"Những ngày văn hoá Nga tại Việt Nam" được tổ chức từ ngày 5 đến 10/10/2017 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc 20h ngày 6/10, Đoàn nghệ thuật múa "Beryozka" sẽ biểu diễn tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, một chương trình sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong khuôn khổ trao đổi văn hoá, trong đó các nhạc sĩ Nga của phòng hòa nhạc, giáo viên và sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ tham gia; triển lãm trưng bày 60 bức ảnh, giới thiệu vẻ đẹp độc đáo của các khu vực thuộc miền bắc nước Nga.

Một số hình ảnh của chuỗi sự kiện văn hoá: 

Những nghệ sĩ người Nga đã mang đến không khí vui tươi của âm nhạc truyền thống của
Điểm nhấn của sự kiện năm nay là chương trình biểu diễn của đoàn múa Nghệ thuật Hàn lâm Quốc gia Beryozka. Ảnh: P.V
Điệu múa Nga truyền thống. Ảnh: P.V
 Ảnh: P.V
Nổi tiếng với những bước di chuyển nhẹ nhàng, uyển chuyển đến lạ kỳ như bồng bềnh trôi, điệu Beryozka đã trở thành một phát minh thực sự trong việc đưa vũ điệu dân gian Nga lên sân khấu nghệ thuật, khởi đầu cho một phong cách mới trong nghệ thuật múa đương đại.
Nổi tiếng với những bước di chuyển nhẹ nhàng, uyển chuyển đến lạ kỳ như bồng bềnh trôi, điệu Beryozka đã trở thành một phát minh thực sự trong việc đưa vũ điệu dân gian Nga lên sân khấu nghệ thuật, khởi đầu cho một phong cách mới trong nghệ thuật múa đương đại. Ảnh: P.V
Điểm nhấn của sự kiện năm nay là chương trình biểu diễn của đoàn múa Nghệ thuật Hàn lâm Quốc gia Beryozka. Ảnh: P.V
Những nghệ sĩ Nga rực rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: P.V
Nghệ sĩ Nga biểu diễn. Ảnh: P.V
Nghệ sĩ piano Andrei Diev biểu diễn trong đêm hoà nhạc tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam tối 6/10. Ảnh: P.V
Rất đông khán giả Việt Nam và du khách quốc tế tham dự buổi hoà nhạc của các nghệ sĩ người Nga. Ảnh: P.V
Rất đông khán giả Việt Nam và du khách quốc tế tham dự buổi hoà nhạc của các nghệ sĩ người Nga. Ảnh: P.V

P.V

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.