Đặc sắc lễ hội Pu Nhạ Thầu

(Baonghean) - Hàng năm cứ vào cuối tháng Giêng âm lịch, lễ hội được tổ chức long trọng trong suốt 2 ngày, mồng 2 và mồng 3 /3 DL (tức ngày 24, 25 tháng Giêng) với nghi thức đậm nét truyền thống vùng miền, thu hút  đông đảo người dân trong và ngoài vùng về với lễ hội.

Rước vạc 9 quai ở Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu.
Rước vạc 9 quai ở Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu.

Đền Pu Nhạ Thầu là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tọa lạc trên đỉnh một ngọn núi thiêng ở bản Na Lượng (xã Hữu Kiệm). Ngôi đền gắn liền với những truyền thuyết và sự tích được lưu truyền trong dân gian, được đồng bào nơi đây lưu truyền từ đời này qua đời khác. Người dân bản Na Lượng kể rằng, từ thuở xa xưa, công chúa La Bình, con gái Sơn Tinh và Mỵ Nương, cháu ngoại Vua Hùng thứ 18 là người giàu tâm đức và tài năng, luôn yêu thương và bảo vệ muôn dân. Nàng thích chu du khắp nơi, thường tìm đến những vùng rừng núi, bản làng để bảo ban giúp đỡ dân lành, giúp bà con các dân tộc có cuộc sống yên vui, sung túc. Người dân 9 bản, 10 mường vô cùng ngưỡng mộ công chúa La Bình và suy tôn nàng Mẫu Thượng ngàn. Khi công chúa không còn nữa, nhân dân đã lập miếu trên đỉnh núi cao trong vùng để thờ cúng và hương khói quanh năm.

Đền Pu Nhạ Thầu và bản Na Lượng còn gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc ngoại xâm của tướng sỹ nhà Trần trong thế kỷ 14. Đó là vào khoảng năm 1335, giặc Ai Lao tràn qua biên giới sang xâm chiếm nước ta, chúng đốt phá bản làng, cướp bóc của cải, giết hại người vô tội. Thượng hoàng Trần Minh Tông quyết định thân chinh cầm quân vào dải đất biên cương để đánh đuổi giặc Ai Lao và cử Đoàn Nhữ Hài (người ở làng Hội Xuyên, huyện Tường Lân, lộ Hồng Châu, nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) làm Đốc tướng. Khi vào tới đất Nam Nhung (nay thuộc 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương), vị Đốc tướng nhà Trần đã chọn một ngọn núi cao trong vùng thuộc bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm để dựng doanh trại luyện tập binh sỹ và quan sát hoạt động của giặc. Đồng bào nơi đây vô cùng vui sướng khi được binh sỹ triều đình về ứng cứu, nhiều thanh niên trai tráng xin gia nhập để góp một phần công sức đánh đuổi giặc, giữ yên bản làng. Đông đảo bà con trong vùng đã góp công, góp sức, cung cấp lương thực cho tướng sỹ triều đình, đồng thời động viên con em gia nhập đoàn quân...

Hội thi khắc luống trong Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu tại xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn) Ảnh Công Kiên
Hội thi khắc luống trong Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu tại xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Công Kiên.

Trải qua hàng trăm năm với bao biến cố thăng trầm, người dân trong vùng luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi đền thiêng trên đỉnh núi. Ngay cả những năm đánh Mỹ, đền Pu Nhạ Thầu 2 lần bị trúng bom và đổ sập, lập tức dân bản lại vào rừng lấy gỗ dựng lại đền. Bác Vi Văn Lượng ( 86 tuổi) ở bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm phấn khởi cho biết: Đồng bào Thái xã Hữu Kiệm nói riêng và đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn nói chung vô cùng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công lớn đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, giữ yên bản làng an vui. Chính vì thế mà đồng bào  các dân tộc Kỳ Sơn luôn ra sức phấn đấu gìn giữ ngôi đền như chính ngôi nhà của mình. Riêng các bản làng ở xã Hữu Kiệm, hàng ngày bà con tự giác trông coi ngôi đền và luôn làm tốt công tác vệ sinh môi trường trong và xung quanh đền.

Không chỉ vào ngày lễ tết, mà hàng tháng vào mồng 1 và ngày rằm, người dân Kỳ Sơn đều sắm sửa lễ vật lên đền chăm sóc hương khói. Trong những năm gần đây, có nhiều đoàn khách hành hương về  để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh Pu Nhạ Thầu. Bởi từ trên đỉnh non thiêng nhìn xuống, xung quanh là núi non hùng vỹ, bản làng yên vui, phía dưới là dòng Nậm Mộ uốn quanh như dải lụa màu xanh làm nên vẻ đẹp nên thơ và hữu tình. Xa xa là một thị trấn Mường Xén đang vươn mình lớn dậy. Còn vào mùa lúa chín sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang vàng sắc lúa....  Tất cả những vẻ đẹp ấy dễ làm đắm say lòng người và mời gọi những ai ưa tìm hiểu, khám phá.

Đỉnh Pu Nhạ Thầu ngày hội.
Đỉnh Pu Nhạ Thầu ngày hội.

Phù Nhạ Thầu những ngày hội càng trở lên nhộn nhịp tiếng kèn, cồng chiêng, sắc luống, tiếng hát rộn ràng và tiếng cười nói.  Từ đỉnh Pu Nhạ nhìn xuống dòng người nườm nượp về với đền thiêng trong trang phục Thái sặc sỡ các sắc màu, ai ai cũng chọn cho mình váy, khăn, vòng đẹp nhất chưng diện cho mình để đi dự hội tô đẹp thêm bản làng. Chị Vi Thị Hợi ở bản Na Lượng cũng đã chuẩn bị cho mình một bộ trang phục Thái đẹp nhất để đi dự hội. Chị Hợi cho hay, chính tay chị đã tự dệt bộ thổ cẩm để mặc vào đúng vào ngày khai hội. Mọi người, mọi nhà đều lo sắp xếp công việc của mình đâu vào đó từ những ngày trước đó để đợi đến ngày đi dự lễ hội.

Lễ rước tại Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu. 	Ảnh: Công Kiên
Lễ rước tại Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu. Ảnh: Công Kiên

Lễ hội Phu Nhạ Thầu năm nay huyện Kỳ Sơn giao cho xã Hữu Kiệm đứng ra tổ chức. Ngay từ đầu tháng Giêng, Ban tổ chức đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho 9 bản làng và 3 trường học (Trung học cơ sở bán trú, Tiểu học và Mầm non xã Hữu Kiệm) những đơn vị được chọn tham gia vào các phần lễ và phần hội. Đến nay mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất. Điểm mới của lễ hội  năm nay không tổ chức chém trâu mà thay vào đó là lễ tế trâu. Trâu được dắt lên sân Đền để tế thần. Phần lễ sẽ diễn ra trang nghiêm, đoàn rước xuất phát từ bản Na Lượng, xuôi theo quốc lộ 7A, rồi men theo con đường lên đỉnh núi, nơi đền Pu Nhạ Thầu tọa lạc. Linh vị các vị thần được rước vào đền, mọi người thành kính hướng về thượng điện, nơi bắt đầu diễn ra lễ đại tế. Sau khi dâng lễ vật, vị mo chủ kính mời các vị thần linh, tổ tiên dòng họ về dự lễ hội và thụ hư­ởng, phù hộ cho các bản làng no ấm, phát đạt, lúa đầy đồng, cá đầy sông, rừng t­ươi tốt, dân bản yên vui và đoàn kết một lòng... Tiếp đến là phần hội với chương trình giao lưu văn hóa - văn nghệ, uống rượu cần - múa lăm vông và các trò chơi dân gian hấp dẫn như: kéo co, bắn nỏ, ném còn, tò mạc lẹ, đẩy gậy.... Đặc biệt, đến với lễ hội, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng từ những bàn tay khéo léo của phụ nữ Na Lượng chế biến.

                                                  Thu Hương

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.