Bắt đầu từ tháng 11 – 12 (âm lịch), trên các con sông, khe suối ở vùng cao Nghệ An, rêu đá phát triển rất nhiều. Đây là thời điểm thuận lợi để người dân vớt rêu đá về chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc. Ảnh: Đào Thọ Tại bản Sơn Thành (xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn), thời gian này bà Lương Thị Hoa (70 tuổi) hầu như đều có mặt tại con suối Huồi Pốc để nhặt rêu đá. Theo bà Hoa, rêu đá chỉ phát triển đến khoảng cuối tháng 12 (âm lịch), sau đó sẽ rụng hết, nên phải tranh thủ lấy về, vừa để ăn vừa để dành cho ngày Tết sắp đến. Ảnh: Đào Thọ Sau khi vớt rêu từ sông suối, người dân sơ chế, làm sạch rêu ngay tại chỗ. Ảnh: Đào Thọ “Mùa này do không có mưa nên rêu rất sạch. Tuy nhiên khi vớt lên vẫn phải gỡ từng tí một để nhặt hết rác lẫn trong đó. Thường muốn ăn được rêu sạch phải lặn lội đến đầu nguồn các con suối, tuy xa nhưng chất lượng đảm bảo” – chị Hà Thị Tuyết ở bản Hòa Sơn (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) cho hay. Ảnh: Đào Thọ Sau khi nhặt sạch tạp chất lẫn trong rêu, người dân dùng chày đập rêu để loại bỏ các chất bẩn ngấm vào. Ảnh: Đào Thọ Những đám rêu lấy về được các bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị vo tròn nhìn như những chiếc bánh, trông rất hấp dẫn. Ảnh: Đào Thọ Cách chế biến rêu đá cũng rất cầu kỳ, thường món ăn được người dân ưa thích là moọc. Để có món ăn này, rêu được băm nhỏ trộn đều với thịt, tỏi, sả, mắm, muối và gạo tấm, sau đó gói vào lá chuối và hông lên bếp lửa. Ảnh: Đào Thọ Theo chị Hà Thị Tuyết, mỗi thứ gia vị bỏ vào moọc rêu đều sẽ tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn. Trong đó, sả, tỏi là những thứ không thể thiếu. Ảnh: Đào Thọ Moọc rêu là món ăn quen thuộc đối với người dân vùng cao xứ Nghệ trong mỗi dịp lễ, tết. Ngày nay, không chỉ cộng đồng các dân tộc thiểu số ưa thích món ăn này mà các thực khách ở nhiều vùng miền cũng không thể quên khi đã một lần được nếm thử. Ảnh: Đào Thọ
Clip: Đào Thọ
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO