Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị Quốc hội giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Thành Duy - Phan Hậu

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sáng 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.
Toàn cảnh phiên làm việc sáng 27/5 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh. Quang Khánh

Toàn cảnh phiên làm việc sáng 27/5 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh. Quang Khánh

Thảo luận về dự kiến các chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2024, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) bày tỏ đồng tình dự kiến 2 chuyên đề giám sát chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện các nghị quyết về chính sách phục hồi kinh tế - xã hội và một số dự án công trình quan trọng quốc gia.

Tuy nhiên, đối với chuyên đề giám sát về thị trường bất động sản, nhà ở xã hội và chuyên đề giám sát về trật tự, an toàn giao thông, vị đại biểu Đoàn Nghệ An cho rằng, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát và hoạt động lập pháp.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phân tích: Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự kiến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2024. Do vậy, thay vì tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề, có thể giao các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thẩm tra các dự án luật này tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn để sửa đổi trực tiếp các quy định trong các luật tương ứng.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Minh Hiếu, Đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận. Ảnh: Quang Khánh

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Minh Hiếu, Đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận. Ảnh: Quang Khánh

Bên cạnh 2 chuyên đề đã lựa chọn, ông Hoàng Minh Hiếu cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm chuyên đề giám sát về việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các luật, nghị quyết của Quốc hội từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013.

Đề xuất trên, theo đại biểu xuất phát từ 3 lý do. Trước hết, để phục vụ cho quá trình Tin học hóa, chuyển đổi số quốc gia, kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 đến nay, trong rất nhiều đạo luật đã có các quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

“Chỉ riêng trong kỳ họp này, chúng tôi thống kê có trên 85% tổng số các dự án luật được cho ý kiến hoặc thông qua có những quy định về nội dung này. Chúng tôi xin lấy ví dụ như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về hợp tác xã; cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; hệ thống thông tin quốc gia về thị trường bất động sản; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia… Chúng tôi nhất trí với các quy định này, vì đây là các cơ sở quan trọng để tạo nền tảng phục vụ cho việc chuyển đổi số quốc gia”, vị đại biểu Đoàn Nghệ An nêu dẫn chứng.

Tuy nhiên, theo đại biểu việc thực hiện các quy định này đòi hỏi phải có nguồn lực lớn, kỹ thuật, chuyên môn rất cao, nếu không được tổ chức thực hiện và giám sát một cách phù hợp có thể gây ra lãng phí nguồn lực.

Các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 27/5 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh

Các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 27/5 ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh

Lý do thứ hai, cần phải tiến hành giám sát nội dung này, là vì qua theo dõi thực tiễn triển khai xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong thời gian vừa qua vẫn còn những tồn tại nhất định.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu dẫn chứng: Trước hết, là có tình trạng trùng lắp giữa các cơ sở dữ liệu. Ví dụ như hiện tại theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật thì đã có Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đang được Bộ Tư pháp quản lý, vận hành tương đối tốt; nhưng bên cạnh đó, còn có Cơ sở dữ liệu về công báo cũng bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này vừa có thể dẫn đến sự lãng phí, vừa gây lúng túng cho người dân khi tra cứu.

Bên cạnh đó, một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã được xây dựng nhưng tính cập nhật và hiệu quả sử dụng không cao. Chẳng hạn như năm 2020, Cổng dữ liệu mở quốc gia được khai trương, đây là cơ sở dữ liệu quan trọng, nhưng cho đến nay dữ liệu ở đây vẫn chủ yếu là từ năm 2020.

Hoặc có những hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được đầu tư xây dựng tương đối tốt, nhưng hiệu quả sử dụng của người dân chưa được cao.

Mới đây, Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (báo cáo PAPI 2022) cho biết, tỷ lệ người dùng có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã giảm từ 16% năm 2021 xuống còn 14% năm 2022.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của báo cáo này thì trong số những người được hỏi thì chỉ có 4,85% người trả lời cho biết, có sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến. Tức là trong 100 người dân thì chỉ có khoảng 5 người biết đến Cổng dịch vụ công trực tuyến. “Như vậy, rõ ràng hiệu quả phục vụ cho người dân chưa được như mong muốn”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu.

Đặc biệt, lý do thứ 3, theo vị đại biểu Đoàn Nghệ An nhận định, hiện nay là thời điểm phù hợp để Quốc hội giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý và vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Vì cho đến nay, công cuộc Tin học hóa, chuyển đổi số ở Việt Nam đã được thực hiện trong một thời gian dài, nhưng Quốc hội chưa thực hiện việc giám sát chuyên đề tối cao về nội dung này.

Trong khi đó, Nghị quyết của Đảng trong nhiệm kỳ này cũng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể về phát triển kinh tế số, chính phủ số, xã hội số với kỳ vọng rất lớn. Do vậy, thời điểm này, việc tiến hành chuyên đề giám sát này sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thể chế, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay.

Đại biểu Quốc hội Đoàn Nghệ An trao đổi bên lề phiên làm việc sáng 27/5 với đại biểu Quốc hội các địa phương. Ảnh: Quang Khánh

Đại biểu Quốc hội Đoàn Nghệ An trao đổi bên lề phiên làm việc sáng 27/5 với đại biểu Quốc hội các địa phương. Ảnh: Quang Khánh

Bên cạnh hoạt động giám sát, ông Hoàng Minh Hiếu đề nghị cần có các quy định chặt chẽ hơn về việc xây dựng các quy định liên quan đến việc xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Vì hiện nay, có thực trạng là có những dự thảo luật có những quy định rất cụ thể về việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu như Dự án Luật Đất đai, Luật Căn cước… Nhưng cũng có những dự án luật quy định rất vắn tắt, giao cho các cơ quan xây dựng cơ sở dữ liệu mà không rõ đó là những dữ liệu gì, ai có trách nhiệm cung cấp dữ liệu, thẩm quyền, tính liên kết các dữ liệu như thế nào?

“Do vậy, chúng tôi kiến nghị trong quá trình thẩm tra các dự án luật, đề nghị trong hồ sơ xây dựng luật, cần có ý kiến thẩm định chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung liên quan, tương tự như trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao đối với các vấn đề thuộc trách nhiệm tương ứng của từng bộ. Điều này sẽ giúp cho việc xây dựng thể chế về các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bảo đảm có tính thống nhất, hiệu quả, tránh trùng lặp”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu ý kiến.

Trước khi tiến hành thảo luận, Quốc hội đã nghe các tờ trình, báo cáo về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

tin mới

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" được tổ chức trọng thể tại tỉnh Điện Biên trong sáng 7/5. Nhiều hình ảnh ấn tượng, thể hiện sức mạnh đoàn kết của các lực lượng và cán bộ, Nhân dân ta.

Cử tri huyện Yên Thành phản ánh thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, gây khó khăn cho người dân

Cử tri huyện Yên Thành phản ánh thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, gây khó khăn cho người dân

(Baonghean.vn) - Một trong những vấn đề được cử tri huyện Yên Thành quan tâm phản ánh liên quan đến thủ tục hành chính cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân; trong đó có trường hợp đi lại 31 lần chưa xong.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

(Baonghean.vn) - Có 19 cử tri nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị đến Quốc hội và các cấp, các ngành về 34 vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, mua bán người; công tác cán bộ nữ, hỗ trợ phụ nữ đào tạo nghề, giải quyết việc làm...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh dự phiên sinh hoạt thường kỳ tháng 5/2024 của Chi bộ phòng Chính trị, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh; Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Các trường ở Nghệ An đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10… là những thông tin nổi bật ngày 6/5.

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình đặc biệt “Dưới lá cờ Quyết thắng” tại 5 điểm cầu: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

(Baonghean.vn) - Các địa phương triển khai lấy ý kiến về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; Giá vàng miếng lập kỷ lục; Hơn 100 ha lúa bị đổ rạp… là những thông tin nổi bật ngày 5/5.

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

(Baonghean.vn) - Huyện Thanh Chương tổ chức 84 khu vực bỏ phiếu tại 16 xã, thị trấn thực hiện sáp nhập, với tổng gần 56.000 cử tri được chốt danh sách cử tri lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

(Baonghean.vn)- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4; 100% cử tri tham gia bỏ phiếu về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 tại huyện Nam Đàn; Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An… Đây là một số nội dung đăng trên baonghean.vn ngày 4/5.

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) -Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

(Baonghean.vn) - Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VneID; Công bố tuyển sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025; Tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trên biển do chìm tàu; Đàn lợn hàng chục con bị điện giật chết trong đêm…

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu, từ ngày 1/7/2024 việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến phải chạy trên tài khoản VNeID nên các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, tăng cường công tác tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ lợi ích để thực hiện.

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ; Lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương... là những nội dung chính trong ngày.

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số.