Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng chế độ hưởng BHXH cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã
(Baonghean.vn) - ĐBQH đề nghị bổ sung quy định cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tham gia đầy đủ các chế độ: Hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp khi tham gia BHXH thay vì chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất như hiện nay.
Chiều 27/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận trực tuyến về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH).
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 2 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Tại phiên thảo luận các đại biểu thống nhất với báo cáo thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020.
Về chế độ bảo hiểm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho biết, theo Luật BHXH người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Căn cứ Luật BHXH người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã cũng chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất mà không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, điều này là một thiệt thòi với họ.
Trong khi đó, theo đại biểu căn cứ để thu BHXH đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã bằng mức lương cơ sở là thấp so với mặt bằng chung của người tham gia BHXH dẫn đến hưởng lương hưu sẽ không bảo đảm mức sống tối thiểu.
Đại biểu Quốc hội Đoàn Nghệ An dự họp tại điểm cầu Trụ sở Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh. Ảnh: Thành Duy |
Do đó, đại biểu Hoàng Ngọc Định kiến nghị tăng mức căn cứ tham gia BHXH từ lương cơ sở thành tiền lương tháng, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật; đồng thời bổ sung quy định cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tham gia đầy đủ các chế độ: Hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp khi tham gia BHXH.
Một vấn đề khác có nhiều đại biểu phát biểu ý kiến là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được Nhà nước đóng 100% BHYT. Chính sách này đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh cho người đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, sau khi Quyết định 861 ngày 4/6/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I và Quyết định 612 ngày 6/9/2021 phê duyệt các thôn đặc biệt khó khăn đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực, nhiều xã, thôn đủ điều kiện để chuyển từ vùng III lên vùng I và người dân các xã này không còn được thụ hưởng các chính sách dành cho vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có chính sách đóng BHYT.
Theo ý kiến một số đại biểu, có một thực tế là đa số các xã, thôn từ vùng III chuyển lên vùng I thì tỷ lệ bao phủ BHYT có xu hướng giảm. Trong khi một thực tế thường thấy với các tỉnh miền núi là một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số dù điều kiện kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tài chính để mua thẻ BHYT một lần cho tất cả mọi người trong gia đình là khó thực hiện, khả năng tự tham gia chính sách BHYT là rất thấp. Những trường hợp này, nếu không may xảy ra ốm đau không được quỹ BHYT chi trả thì nguy cơ tái nghèo rất cao.
Đại biểu Quốc hội Đoàn Nghệ An dự họp tại điểm cầu Trụ sở Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh. Ảnh: Thành Duy |
Từ thực tiễn trên, đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn ĐBQH Lạng Sơn, đề nghị Chính phủ có giải pháp theo hướng bắt đầu thời gian thực hiện phù hợp hơn để người dân có thêm một khoảng thời gian thích hợp thích ứng với việc không còn các chế độ hỗ trợ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở có khoảng thời gian để tuyên truyền, vận động, tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ cho người dân ổn định sản xuất, nâng cao mức sống, sẵn sàng lên vùng I mà không cần các chế độ hỗ trợ.
Liên quan đến nội dung này, đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH Hà Giang kiến nghị tiếp tục kéo dài thời gian cho người dân các xã khu vực II, III giai đoạn 2016 - 2020 đã chuyển về lên khu I theo Quyết định 861 được tiếp tục thụ hưởng chính sách hỗ trợ BHYT đến hết ngày 31/12/2021 và đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách từ năm 2022 trở đi, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tức là chuyển sang vùng I) thì vẫn được tiếp tục kéo dài chính sách BHYT ít nhất một năm.
(Baonghean.vn) - Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An khi thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) vào sáng 25/10.Đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An: Thẩm định các hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ người mua
Cũng liên quan nội dung này, đại biểu Phạm Đình Thanh - Đoàn ĐBQH Kon Tum kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình để kịp thời ban hành các chính sách phù hợp như tiếp tục hỗ trợ BHYT cho những người dân còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống không có khă năng tự mua BHYT để giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm bớt gánh nặng của họ và cũng là góp phần tăng tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHYT, để đến năm 2025 có 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHYT theo mục tiêu Nghị quyết 88 Quốc hội khóa XIV ban hành.
Cũng tại phiên thảo luận, ý kiến đại biểu đề nghị kịp thời xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về BHYT; sớm chỉ đạo trình Quốc hội Luật BHYT (sửa đổi) và Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) để thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tăng tính hấp dẫn, đồng thời quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác tuyên truyền để thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện; có giải pháp mở rộng hệ thống đại lý thu để phát triển đối tượng tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Đại biểu cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng, tác động lớn đến chính sách an sinh xã hội của cả nước.
Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí ban hành các nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù
(Baonghean.vn) - Qua thảo luận, đa số các ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí sự cần thiết ban hành các nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, đồng thời nhận định đây là động lực để các địa phương phát triển mạnh mẽ hơn