Đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

(Baonghean.vn) - Chiều 11/11, dưới sự điều hành của đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Toàn cảnh phiên chất vấn tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội chiều 11/11. Ảnh: Quang Khánh
Toàn cảnh phiên chất vấn tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội chiều 11/11. Ảnh: Quang Khánh

Các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia; tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Phát biểu chất vấn, đại biểu Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội khóa XV đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Quang Khánh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Quang Khánh. 

Trong bối cảnh đó, vị đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là “tư lệnh” ngành tổng hợp, chủ trì tham mưu cho Chính phủ về phát triển kinh tế cho biết, gói kích thích phục hồi kinh tế trong điều kiện hiện nay (nếu có) thì chính xác là khi nào và sẽ có gì giống và khác nhau so với các gói hỗ trợ đã được thực hiện trong các giai đoạn trước đây như thế nào?

Đại biểu Võ Thị Minh Sinh cũng đề nghị người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định thời điểm nền kinh tế Việt Nam có thể được xem là phục hồi sau đại dịch Covid-19?

Trả lời chất vấn của nữ đại biểu đoàn Nghệ An, liên quan đến bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các gói kích cầu đầu tư để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trong các năm 2008, 2009 có khác gì với gói đang xây dựng? Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá đây là câu hỏi rất hay.

“Chúng ta phải rút kinh nghiệm được gì và chưa được gì từ gói kích cầu đầu tư các năm 2008, 2009 để rút kinh nghiệm, phát huy được những cái tốt, tránh được những khiếm khuyết của chương trình lúc đó”, Bộ trưởng nói. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời điểm đó, các gói kích cầu tập trung chủ yếu vào ba mục tiêu lớn nhất là thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; kích cầu đầu tư, tiêu dùng và bảo đảm an sinh xã hội. 

Quy mô gói kích cầu vào thời điểm đó là 122.000 tỷ đồng, tương ứng 6,9 tỷ USD; riêng năm 2009, nước ta bố trí 100,6 ngàn tỷ đồng, tương ứng 5,7 tỷ USD tức là khoảng 5,6% GDP.

Đại biểu Võ Thị Minh Sinh, đoàn Nghệ An phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh, đoàn Nghệ An phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Kết quả tích cực đạt được là giúp đất nước vượt qua khủng hoảng và đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các nước trên thế giới có tăng trưởng dương, năm 2008 tăng trưởng 5,7% và 2009 tăng trưởng 5,4%. 

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, hạn chế của các gói kích cầu thực hiện vào các năm 2008, 2009 là chính sách mới chủ yếu tập trung về phía cung, chưa hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận đầu ra nên sản xuất xong không biết bán đâu. 

Thời điểm đó, lãi suất huy động cao nhưng khi thực hiện chính sách hỗ trợ lại thiếu đồng bộ với các chính sách về tiền tệ và tài khóa khác nên làm giảm hiệu quả, dẫn đến trục lợi chính sách. Nguồn vốn hỗ trợ cũng không chảy vào sản xuất mà chủ yếu chảy vào chứng khoán và bất động sản.

Mặt khác cũng do kiểm soát không chặt chẽ nên ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát đã tăng cao thời kỳ này, lần lượt năm 2010 là 9,2%, năm 2011 là 18,6%. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Đầu tư dàn trải dẫn đến nợ đọng, lãng phí, đình hoãn, nhiều dự án đến năm 2011 dừng lại và cho đến nay vẫn không giải quyết được hậu quả, nhiều gói được hỗ trợ lãi suất đến nay chưa quyết toán được. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nguyên nhân là do thiếu đồng bộ giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ, chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt; công tác quản lý, giám sát thiếu chặt chẽ; chính sách thực hiện trên nền kinh tế vĩ mô thiếu ổn định của giai đoạn trước; tăng trưởng cung tiền và tín dụng luôn ở mức cao; các chính sách hỗ trợ chưa sát thực tiễn; những rào cản, điều kiện cho vay vốn của doanh nghiệp chưa được công khai, minh bạch. 

Từ những kết quả đạt được và hạn chế trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh bài học kinh nghiệm là cần phải có một chương trình tổng thể với một quy mô đủ lớn và đủ khả năng vay, trả, hấp thụ của nền kinh tế. 

Cùng với đó phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời và phải đảm bảo ổn định; hỗ trợ phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi, hỗ trợ cho dòng tiền và ổn định tài chính, huy động các nguồn lực quốc tế khác…; đặc biệt là phải có kiểm soát rủi ro, giám sát chặt chẽ trong thực hiện.

Về thời điểm phục hồi của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, cho biết đến nay trên thực tế chưa có quan điểm thống nhất nội hàm về vấn đề này, song theo quan điểm của mình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ nếu gọi là phục hồi tức là các hoạt động về kinh tế, doanh nghiệp, đi lại của người dân phải trở lại bình thường, tốc độ tăng trưởng GDP phải quay trở lại đà tăng trưởng như trước khi có dịch Covid-19.

Nhấn mạnh quá trình phục hồi nền kinh tế phải có thời gian, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: Nếu các gói kích cầu bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2022 gắn với thực hiện tốt công tác kiểm soát hiệu quả thực hiện thì quá trình phục hồi sẽ diễn ra ngay từ cuối năm 2022 và đến cuối năm 2023 sẽ có thể trở lại trạng thái bình thường như mong muốn, hy vọng.

Trước đó, vào đầu giờ chiều nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề về giáo dục.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm ngày truyền thống; UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3; Nghệ An sẽ tổ chức tri ân các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên; Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023… là những nội dung đăng tải trong ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...