Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các nhà báo liệt sỹ tổ chức ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Trong các cuộc chiến tranh giữ nước, Việt Nam có gần 600 nhà báo cách mạng đã vĩnh viễn ngã xuống trên các chiến trường và hàng trăm nhà báo khác đã hiến một phần máu thịt cho nền độc tập, tự do của dân tộc.
Nghi thức rước linh vị các anh hùng liệt sĩ vào đàn tràng. Ảnh: Thành Chung
Nghi thức rước linh vị các anh hùng liệt sĩ vào đàn tràng. Ảnh: Thành Chung
Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2020), tối ngày 27/07, Chùa Da (Chùa Âu Lạc, TP. Vinh) kết hợp với Văn phòng đại diện Tạp chí Người Làm Báo tại Nghệ An tổ chức Đại lễ Tưởng niệm Cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ và 511 anh hùng nhà báo cách mạng Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Tham dự buổi lễ có các chư tăng, ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An; đại diện các cơ quan báo chí trung ương và địa phương; đông đảo người dân thành phố Vinh.
Các chư tăng, ni và đại biểu tham dự tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, nhà báo đã hi sinh. Ảnh: Thành Chung
Các chư tăng, ni và đại biểu tham dự tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, nhà báo đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Ảnh: Thành Chung
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam, hàng ngàn nhà báo đã ra trận trong tâm thế là một người lính chiến trường. Họ đã cống hiến, làm việc, chiến đấu và hy sinh để đất nước được tự do, độc lập.
Thống kê chưa đầy đủ: Cả nước có gần 600 nhà báo cách mạng Việt Nam đã vĩnh viễn ngã xuống trên các chiến trường và hàng trăm nhà báo khác đã hiến một phần máu thịt, trở thành thương bệnh binh.
Đại đức Thích Đồng Tuệ, Phó Ban Nghi Lễ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An thành kính đọc diễn văn tưởng niệm. Ảnh: Thành Chung
Đại đức Thích Đồng Tuệ, Phó Ban Nghi Lễ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An thành kính đọc diễn văn tưởng niệm. Ảnh: Thành Chung
Với lòng tri ân sâu sắc, Đại lễ Tưởng niệm Cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ và 511 anh hùng nhà báo cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn những đóng góp vô giá của họ đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam và với đất nước; nêu rõ tinh thần, tấm gương hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sỹ, các nhà báo để mọi người ngưỡng vọng, học tập.
Đọc văn tế các anh hùng liệt sĩ, các nhà báo đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Ảnh: Thành Chung
Đọc văn tế các Anh hùng liệt sỹ, các nhà báo đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Ảnh: Thành Chung
Chương trình đại lễ gồm các nghi thức: Niệm Phật và rước linh vị các anh hùng liệt sỹ vào đàn tràng; chào cờ; đọc diễn văn cầu siêu tưởng niệm; đọc văn tế các anh hùng liệt sỹ; nghi thức truyền đăng, dâng đăng và cảm tạ hồi hướng.
Chư tăng ni, các đại biểu và người dân tham dự đại lễ thực hiện nghi thức nghi thức truyền đăng, dâng đăng tưởng niệm. Ảnh: Thành Chung
Chư tăng ni, các đại biểu và người dân tham dự đại lễ thực hiện nghi thức  truyền đăng, dâng đăng tưởng niệm. Ảnh: Thành Chung
Đọc diễn văn tưởng niệm, Đại đức Thích Đồng Tuệ, Phó Ban Nghi Lễ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An đã thành kính tưởng nhớ tri ân, mong muốn các Anh hùng liệt sỹ nhà báo đã anh dũng hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ được siêu thoát, gia hộ cho đất nước Việt Nam luôn được hùng cường, nhân dân được ấm no hạnh phúc./.

tin mới

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.

Xu hướng du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Nghệ An

Xu hướng du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Nghệ An

(Baonghean.vn)- Biến động giá vé máy bay khiến xu hướng du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay ở Nghệ An ít nhiều có thay đổi. Theo đó, những tour đường bộ, điểm đến gần được nhiều du khách lựa chọn để tham quan, trải nghiệm trong kỳ nghỉ.