Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021):

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Anh bộ đội cụ Hồ đẹp nhất

Đại tá Phùng Kim Lân

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Được Đảng và Bác Hồ giao trọng trách thành lập, giáo dục, rèn luyện, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam mà tiền thân là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Từ 34 chiến sĩ vào tháng 12 năm 1944, bằng tài năng tổ chức và rèn luyện của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành một đội quân hùng hậu, vững mạnh với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.

Ngay từ ngày đầu thành lập, các đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã tôn sùng và gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp là “Anh cả”. Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1949), Bác Hồ nói: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần trở lại thăm Điện Biên Phủ tháng 4/1994. Ảnh: Catherine karnow
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần trở lại thăm Điện Biên Phủ tháng 4/1994. Ảnh: Catherine karnow

Đúng như vậy, lịch sử còn khắc ghi, sau khi chỉ huy quân đội cùng toàn Đảng, toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, năm 1947, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Quân đội ta đã đánh bại cuộc tiến công chiến lược vào căn cứ địa Việt Bắc Thu Đông 1947, đập tan chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp xâm lược. Sau chiến thắng quan trọng này, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 111/SL ngày 20/01/1948, phong quân hàm Đại tướng đầu tiên cho Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Việt Nam Võ Nguyên Giáp.

Trở lại với những trang sử vàng của dân tộc và của Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta không thể quên được câu nói của Bác Hồ tại buổi lễ trao quân hàm Đại tướng cho Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp. Người nói: “Bác thay mặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao cho chú chức Đại tướng để chú lãnh đạo quân đội đánh thắng giặc Pháp”. Trước khi nói những lời sâu sắc ấy, Bác Hồ xúc động lấy khăn lau nước mắt. Ở tuổi 37, được trao quân hàm Đại tướng, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp xúc động, vinh dự lắm và càng thấy trách nhiệm của mình trước Đảng, Chính phủ và nhân dân nặng nề, lớn lao hơn gấp bội.

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến từng trận đánh. Ảnh: TTXVN
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến từng trận đánh. Ảnh: TTXVN

Không phụ sự tin tưởng của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là của nhân dân cả nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo, chỉ huy quân đội ta cùng đồng bào cả nước liên tiếp lập chiến công, từng bước đánh bại thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng “Điện Biên phủ chấn động địa cầu”. Hơn thế, sau khi đánh thắng quân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ huy Quân đội ta đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Bức điện lịch sử với nội dung “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng” mà Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường trực Quân ủy gửi đến toàn mặt trận trước Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử không chỉ thể hiện tầm nhìn, tố chất của một thiên tài quân sự mà còn là lời hịch cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội và nhân dân ta trên toàn miền Nam.

Tên tuổi của Đại tướng không chỉ gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Sau giải phóng ở các cương vị khác nhau nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn có những đóng góp to lớn xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, cánh tay đắc lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp bàn mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp bàn mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Công lao và cống hiến xuất sắc, nổi bật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với cách mạng Việt Nam là rất rõ ràng và vô cùng ấn tượng. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chính là nhà chiến lược quân sự thiên tài, đã hoạch định chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân sự, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân độc đáo của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Còn Quân đội nhân dân Việt Nam với những phẩm chất cao quý đã được thể hiện một cách sâu sắc, cô đọng nhất trong lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Quân đội ta với những phẩm chất cao quý ấy là sản phẩm được tạo ra bởi sự giáo dục, rèn luyện của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến trong chiến dịch. Ảnh: Tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến trong chiến dịch. Ảnh: Tư liệu

Nhưng người có công đầu trong việc tạo dựng nên hình tượng đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” chính là Anh cả - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không chỉ là anh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất mà chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người trực tiếp nhất tổ chức xây dựng, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam để được nhân dân dành tặng danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”.

Để có danh hiệu bình dị, gần gũi, thân thương mà cao quý ấy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta đã trải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu kiên trì, bền bỉ, bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh của lớp lớp thế hệ. Thực chất đó chính là quá trình cán bộ, chiến sĩ ta thực hiện Mười lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người soạn thảo ra Mười lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn gương mẫu đi đầu phấn đấu, rèn luyện để thực hiện tốt nhất Mười lời thề danh dự ấy. Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trong sâu thẳm trái tim mình, bằng tất cả sự tin yêu, kính trọng, cán bộ, chiến sĩ ta ai cũng nhớ về và noi gương người Anh cả - anh Bộ đội Cụ Hồ đẹp nhất - Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.