Đậm đà bánh mướt Kẻ Gám

(Baonghean.vn) - Ai có dịp về Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) thưởng thức đặc sản bánh mướt làng Kẻ Gám thì không bao giờ quên được hương vị đậm đà của sản phẩm đồng chiêm. 

Bánh mướt là một trong những món ăn dân dã của người dân và du khách khi về quê lúa Yên Thành. Ảnh: Thái Dương
Bánh mướt là một trong những món ăn dân dã của người dân và du khách khi về quê lúa Yên Thành. Ảnh: Thái Dương

Vào khoảng 3 giờ sáng, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, những hộ dân làm nghề tráng bánh mướt ở làng Kẻ Gám đã bắt tay vào công việc của một ngày mới. Trong gia đình, mỗi người một công việc, người vớt gạo xay bột, người nhóm bếp củi lò, chị em phụ nữ tất bật hơn với các công đoạn tráng bánh.

Chị Nguyễn Thị Thịnh - xóm 3, xã Xuân Thành chia sẻ: "Nghề làm bánh cũng vất vả, phải thức khuya, dậy sớm. Muốn có đông khách thì yếu tố đầu tiên chất lượng bánh phải đảm bảo. Trước đây ở công đoạn xay bột phải làm bằng thủ công, dùng cối đá để xay phải tốn nhiều thời gian, công sức, thì nay gạo được xay bằng máy, bột mịn hơn, nhanh hơn rất nhiều.

Do nhu cầu của người dân ngày càng cao, bình quân mỗi ngày làm được từ 50-60 kg bánh, bán ngay tại nhà. Ngoài khách quen trong và ngoài xã, còn có nhiều người ở Vinh, Hà Nội về đặt bánh, thậm chí có người còn đưa bánh vào các tỉnh miền Nam để làm quà quê. Vào những ngày lễ, lượng khách đến mua rất đông, nhà có 3 người làm nhưng vẫn không xuể."

Bà Lê Thị Oanh được xem là nghệ nhân tráng bánh mướt ở làng Kẻ Gám. Ảnh Thái Dương
Bà Lê Thị Oanh được xem là nghệ nhân tráng bánh mướt ở làng Kẻ Gám. Ảnh Thái Dương

Nói đến bánh mướt của làng Kẻ Gám, không thể không nhắc đến bà Lê Thị Oanh, có thâm niên gần 70 năm làm nghề tráng bánh mướt. Nghề này đã gắn bó với bà từ năm 10 tuổi, được mẹ truyền bí quyết để rồi giữ được thương hiệu nổi tiếng cho đến ngày hôm nay. 

Mặc dù năm nay đã bước sang tuổi 80, nhưng bà vẫn thủy chung với nghề, trau nghề và truyền đạt bí quyết cho các thế hệ con cháu. Bà cho biết, để làm được chiếc bánh ngon, trước hết phải rất kỹ lưỡng trong từng công đoạn, từ  khâu chọn gạo, xay gạo, tráng bánh và hành mỡ để tạo gia vị.

Có nhiều loại gạo ngon để chế biến nguyên liệu làm bánh, nhưng thông dụng nhất vẫn là gạo Khang dân, bởi chất bột loại gạo này vừa có độ nở cao, độ dẻo lại vừa phải, bánh làm ra còn có độ dai, không bị gãy.

Sau khi đem ngâm trong khoảng thời từ 2-3 tiếng, gạo được vớt ra  đại sạch nước chua,  đưa vào máy để xay, nhưng yêu cầu lượng nước và bột phải phù hợp và có một ít lá hành tươi thái nhỏ trộn lẫn trước khi đưa vào lò tráng. 

Cũng theo bà Oanh, mỗi kg gạo chỉ cần làm ra thành phẩm 3 kg bánh là vừa đủ, chiếc bánh sẽ to, chất lượng hơn, giá thành sản phẩm cũng vừa phải, chỉ ở mức 12 ngàn đồng/kg.  Song quan trọng nhất vẫn là công đoạn tráng bánh bằng nồi hơi nước qua một loại vải mỏng bịt kín.

Ngoài giữ nhiệt độ ổn định từ lò củi, yêu cầu đặt ra đối với người tráng bánh phải thao tác nhanh nhẹn, tráng bột đều tay, không quá dày và cũng  không mỏng, vung nồi phải kín và chỉ mở duy nhất một lần khi vớt bánh (Trong khoảng thời gian 2 phút bột gạo sẽ chín thành bánh, được vớt ra khéo léo cuốn đều, bánh sẽ ngon).

Nếu người làm không quen, vớt bánh sớm khi cuốn sẽ gãy bánh, nếu để hơi muộn chiếc bánh sẽ bị nớt, ăn không ngon, khó vận chuyển và không để được lâu.

Một thứ gia vị không thể thiếu trong món bánh mướt là củ hành khô, thái nhỏ đem rang với mỡ lợn, nhưng phải đủ độ giòn, thơm để phết mỏng phía ngoài chiếc bánh, tạo cảm giác ngon miệng, nhưng không bị ngán.

Để có chiếc bánh ngon, ngoài khâu chuẩn bị kỹ lưỡng nguyên liệu chế biến, phải có sự cần cù, chịu khó và khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ. Ảnh: Thái Dương
Để có chiếc bánh ngon, ngoài khâu chuẩn bị kỹ lưỡng nguyên liệu chế biến, phải có sự cần cù, chịu khó và khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ. Ảnh: Thái Dương

Hiện tại ở làng Kẻ Gám có gần 20 hộ làm nghề, lao động chủ yếu là chị em phụ nữ. Trung bình mỗi ngày, các hộ này tiêu thụ từ 15-20 kg gạo, trừ mọi chi phí đi thu nhập 200 ngàn đồng, chưa kể phụ phẩm để phát triển chăn nuôi.

Sản phẩm bánh mướt làng Kẻ Gám hiện nay không chỉ bán ở các chợ quê, mà khách hàng nhiều nơi đã tìm về làng Kẻ Gám ngày càng nhiều, để được thưởng thức món ăn dân dã mang đậm hương vị đồng chiêm. 

Ông Lê Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, cho biết: Phát huy lợi thế của địa bàn thuần nông, có khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám, để tạo ấn tượng cho du khách khi về với Xuân Thành, xã đã tuyên truyền vận động bà con phát triển nghề làm bánh mướt truyền thống, gắn với đảm bảo ATVSTP, tiến tới xây dựng làng nghề, vừa phục vụ nhu cầu du lịch, vừa nâng cao thu nhập cho người dân. 

Thái Dương

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.