Đàm phán hạt nhân Triều Tiên có nguy cơ bế tắc; Đánh bom kinh hoàng tại Afghanistan

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đàm phán hạt nhân Triều Tiên có nguy cơ bế tắc; Mỹ không gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga; Trump giải thích lý do 'nghiện' Twitter; Đánh bom kinh hoàng tại Afghanistan... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Đàm phán hạt nhân Triều Tiên có nguy cơ bế tắc

  • trieu tien tiep tuc phong ten lua hinh 1
    Tên lửa Triều Tiên phóng ngày 25/7 (Ảnh: KCNA).

Triều Tiên sáng 31/7 vừa phóng 2 tên lửa tầm ngắn ra biển phía Đông của nước này. Động thái của Bình Nhưỡng tiếp tục được dư luận quan tâm và coi đó là lời cảnh báo nhằm trực tiếp vào Hàn Quốc và Mỹ, trong bối cảnh 2 quốc gia này sắp tiến hành tập trận chung.

Việc Mỹ-Hàn tập trận chung hay việc Triều Tiên đẩy mạnh việc phóng tên lửa đang làm thế giới gia tăng quan ngại về việc Mỹ - Triều Tiên khó có khả năng sẽ sớm nối lại đàm phán. Theo Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, những vụ phóng tên lửa mới của Triều Tiên sẽ không giúp giảm nhẹ căng thẳng quân sự, cũng như không giúp duy trì động lực cho đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, vốn đang trong quá trình được nối lại.

Mỹ không gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga tại triển lãm quốc phòng Kubinka ở ngoại ô Moskva ngày 22/8/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga tại triển lãm quốc phòng Kubinka ở ngoại ô Moskva ngày 22/8/2017. Ảnh: AFP/TTXVN

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 31/7 giải thích lý do Mỹ quyết định không gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới với Nga khi nó hết hiệu lực vào tháng 2/2021. Ông Bolton cũng cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi tiếp tục phát triển các hệ thống đạn đạo và phương tiện lướt siêu vượt âm cũng như không ngừng hiện đại hóa kho vũ khí quân sự. Bolton khẳng định Trung Quốc đang liên tục phát triển vũ khí tầm trung trong khi Mỹ bị INF "trói tay". Dù không có ý định gia hạn thỏa thuận với Nga, Bolton khẳng định Mỹ đang sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận mới bao gồm cả Nga và Trung Quốc.

Hiệp ước New START giới hạn số lượng được triển khai của tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, máy bay ném bom vũ trang hạt nhân và đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ. Mỹ sẽ không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước kiểm soát vũ khí nào với Nga sau khi từ bỏ New START vào 2021.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52

 khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 52 hinh 1

Thủ tướng Thái Lan Prayuth phát biểu tại phiên khai mạc.

Sáng 31/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các Hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc tại Bangkok. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh trong 6 tháng vừa qua kể từ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tháng 1/2019, sự hợp tác chặt chẽ của các nước ASEAN đã mang lại những kết quả cụ thể.

Sau lễ khai mạc, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tham dự phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp trao đổi về các vấn đề nổi lên trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, kế hoạch triển khai Tài liệu Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và Tuyên bố tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về quan hệ đối tác vì sự bền vững cũng như tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Đánh bom kinh hoàng tại Afghanistan, 34 người thiệt mạng

danh bom kinh hoang tai afghanistan, 34 nguoi thiet mang hinh 1

Các nạn nhân được đưa đi cấp cứu sau vụ đánh bom. Ảnh: deccanherald.

Ngày 31/7, tại tỉnh phía tây Farah, Afghanistan đã xảy ra một vụ đánh bom làm ít nhất 34 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Theo người phát ngôn của tỉnh Farah, vụ đánh bom xảy ra khi một xe buýt đang di chuyển trên đường Kandahar-Herat thì cán phải bom do phiến quân Taliban gài bên vệ đường. Ngoài 34 nạn nhân đã thiệt mạng, các nhà chức trách cho rằng số người thiệt mạng có thể còn tăng lên khi có nhiều người vẫn trong tình trạng nguy kịch. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

Afghanistan hiện đang trong tình trạng bất ổn do các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh và phiến quân Taliban. Theo số liệu được đưa ra bởi phái bộ Liên Hợp Quốc tại Afghanistan, trong 6 tháng đầu năm 2019, có tới hơn 1.360 dân thường đã thiệt mạng và khoảng hơn 2.440 người khác bị thương do xung đột vũ trang.

Trump giải thích lý do 'nghiện' Twitter

Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng ngày 30/7. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng ngày 30/7. Ảnh:AFP.

Tổng thống Mỹ giải thích sử dụng Twitter là "cách phòng vệ duy nhất" trước nạn đưa tin giả và bất công của báo chí ."Nếu được đưa tin công bằng, tôi sẽ chẳng cần dùng Twitter. Đó là hình thức tự vệ duy nhất của tôi. Nếu báo chí đưa tin về tôi công bằng, tôi sẽ không cần phải làm thế", Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ trong buổi trả lời phỏng vấn của kênh C-Spa.

Trump nhiều lần đăng bài gây tranh cãi trên Twitter nhằm vào các hãng tin sau khi nhậm chức. Tổng thống Mỹ nhiều lần từ chối trả lời nhà báo hay câu hỏi mà ông cho là có thái độ thù địch. Những nhà phê bình, đặc biệt là giới truyền thông, cho rằng thái độ của Trump với báo chí xuất phát từ việc ông không muốn minh bạch thông tin.

Nhật Bản dỡ bỏ tất cả các lò phản ứng điện hạt nhân tại Fukushima

nhat ban do bo tat ca cac lo phan ung dien hat nhan tai fukushima hinh 1

Một tòa nhà lò phản ứng (bên phải) và tòa tuabin tại nhà máy điện hạt nhân Tokai Daini của Công tyNăng lượng Nguyên tửNhật Bản.

Ngày 31/7, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) chính thức quyết định dỡ bỏ tất cả các lò phản ứng điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima. Điều này có nghĩa là 10 lò phản ứng, gồm 6 lò phản ứng thuộc Nhà máy điện Fukushima số 1 và 4 lò phản ứng thuộc Nhà máy điện Fukushima số 2 sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Chủ tịch TEPCO Tomoaki Kobayakawa đã thông báo quyết định đối với chính quyền tỉnh Fukushima.

EPCO cho biết cần hơn 40 năm và sẽ tiêu tốn khoảng 280 tỷ yên (tương đương 2,6 tỷ USD) để thực hiện công việc dỡ bỏ 4 lò phản ứng thuộc Nhà máy số 2. Công ty này cũng sẽ xây dựng một cơ sở lưu trữ tại chỗ phần nhiên liệu hạt nhân lấy ra từ nhà máy. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chọn nơi xử lý cuối cùng cho nhiên liệu.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.