Đàm phán Mỹ - Trung: 'Già néo đứt dây'?

(Baonghean) - Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đứng trước nguy cơ đổ bể vào thời điểm hai bên tưởng như đang ở rất gần một thỏa thuận lịch sử. Trở lại vạch xuất phát có vẻ là kịch bản không ai mong muốn, nhưng là điều tất yếu trong bối cảnh chiến lược hiện tại.

BIẾN ĐỘNG PHÚT CHÓT

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang ở vào thế “thuận buồm xuôi gió” sau cuộc đàm phán áp chót giữa đôi bên ở Bắc Kinh vào tuần trước. Phát biểu hôm 1/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết ông và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có "các cuộc đàm phán hiệu quả" với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Trên mạng xã hội Twitter, ông Mnuchin còn khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận tại Washington vào tuần tới". Các quan chức đàm phán Mỹ và Trung Quốc không đưa ra tuyên bố nào với báo giới về kết quả cuộc đàm phán lần thứ 10 kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Và dự kiến Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tới thủ đô Washington để tiến hành đàm phán thêm bắt đầu vào ngày 8/5 tới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AFP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, mọi việc có vẻ như đang “đi trật đường ray” kể từ cuối tuần sau một tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên Twitter. Ngày 5/5 ông Trump  cho biết mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25% vào ngày 10/5, đồng thời đe dọa sẽ sớm áp thuế 25% đối với 325 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc. Trên trang Twitter cá nhân, ông chủ Nhà Trắng cho biết "trong 10 tháng, Trung Quốc đã trả thuế 25% cho Mỹ đối với 50 tỷ USD hàng hóa lĩnh vực công nghệ cao và 10% cho 200 tỷ USD đối với các loại hàng hóa khác". Tuy nhiên, ông cho biết sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5.

Theo Tổng thống Trump, tiến trình đàm phán thỏa thuận thương mại giữa hai nước vẫn “tiếp diễn, nhưng quá chậm, khi họ (Trung Quốc) tìm cách đàm phán lại”. Ông khẳng định sẽ không chấp nhận và đe dọa áp thuế 25% đối với 325 tỷ USD hàng hóa bổ sung của Trung Quốc. Lời đe dọa của ông Trump có thể hiểu là chính quyền Mỹ muốn gia tăng sức ép với Bắc Kinh trước thềm vòng đàm phán (có thể xem là cuối cùng) tại Washington tuần này.

 Đây là một chiến thuật quen thuộc của ông Trump, và tới giờ vẫn đang cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ không thể thể ngồi yên vào thời điểm quyết định này. 

Tiến trình đàm phán Mỹ Trung có thể bị ngắt quãng sau các đe dọa của Tổng thống Mỹ. Ảnh: Getty Images
Tiến trình đàm phán Mỹ Trung có thể bị ngắt quãng sau các đe dọa của Tổng thống Mỹ. Ảnh: Getty Images

Báo The Wall Street Journal trong ngày 5/5 cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hủy các cuộc đàm phán với Mỹ trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dư luận đồn đoán nhiều khả năng, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc không có mặt tại Washington như đã định. Trên trang Twitter, Tổng biên tập tờ Global Times, ấn phẩm tiếng Anh của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Tích Tiến, bình luận viên của tờ này viết: “Hãy cứ để (Tổng thống) Trump tăng thuế. Hãy xem khi nào cuộc đàm phán thương mại mới có thể được nối lại”.

Trong bối cảnh này, cảnh báo của Tổng thống Trump giống như một "thời hạn chót" và gây áp lực mạnh mẽ với Bắc Kinh. Chưa thể rõ “sự nghiêm túc” của phía Trung Quốc tới đâu khi đưa ra ý định này, nhưng Bắc Kinh hiểu, Tổng thống Mỹ cũng đang cần một thỏa thuận lớn với Trung Quốc không kém nhu cầu của Trung Quốc dàn xếp cuộc tranh chấp này. 

Cuộc vận động tái tranh cử năm 2020 rõ ràng là một cột mốc mà ông Trump đang hướng tới, buộc ông phải ghi dấu nhiều hơn với các thành tựu đối nội và đối ngoại.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ 4, phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ 4, trái) cùng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (thứ 3, trái) tại vòng đàm phán thương mại ở Washington DC., ngày 21/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ 4, phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ 4, trái) cùng Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (thứ 3, trái) tại vòng đàm phán thương mại ở Washington DC., ngày 21/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ PHÍA TRƯỚC

Sự bấp bênh của cuộc đàm phán Mỹ - Trung được báo trước từ lâu. Kể cả người trong cuộc cũng không nghi ngờ vào điều này, bất chấp những tuyên bố đầy lạc quan. Phía Mỹ dù muốn có được kết quả như ý nhưng luôn thể hiện sự thận trọng, khi luôn “để sẵn trong túi” các lệnh áp đặt thuế mới với hàng hóa Trung Quốc. Phía Trung Quốc còn không đưa ra dự đoán nào về kết quả cuối cùng. Điều người ta có thể chắc chắn là có quá nhiều rào cản để hai bên có được thỏa thuận cuối cùng, bởi lẽ Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng chưa thể chạm tới những lợi ích cốt lõi của cả hai, không ai muốn nhân nhượng trong một sớm một chiều.

Tổng thống Mỹ thậm chí còn “dục tốc” khi muốn thấy kết quả cụ thể trước năm 2020, thời điểm diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đặt thời hạn cho tiến trình này lên tới 6 năm. Chặng đường dài có thể giúp Bắc Kinh “kéo dãn” các áp lực và “mềm hóa” các cam kết được dự báo là sẽ rất khắt khe.

Bốc dỡ hàng hóa của Trung Quốc và một số quốc gia khác ở cảng Long Beach, Los Angeles (Mỹ) tháng 2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Bốc dỡ hàng hóa của Trung Quốc và một số quốc gia khác ở cảng Long Beach, Los Angeles (Mỹ) tháng 2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngay cả việc hai bên mới chỉ thông báo đạt được “tiến triển” trong nhiều lĩnh vực, như sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ và hàng hóa, đề nghị Bắc Kinh hạn chế trợ cấp công nghiệp, mở rộng thị trường để các công ty Mỹ có thể tiếp cận cũng như tăng mua hàng hóa Mỹ trong lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng để thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc...  cũng chỉ được xem là những kết quả không rõ ràng.

Đây vẫn có thể là những vướng mắc cản trở hai bên trong việc kết thúc tiến trình đàm phán. 

Mặt khác, vẫn còn đó những yêu cầu chủ chốt của phía Mỹ đòi hỏi sự thay đổi lớn về cơ cấu của Trung Quốc, đặc biệt là với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trọng tâm là vai trò định hướng của các doanh nghiệp nhà nước trong giao dịch làm ăn. Những yêu sách này Trung Quốc chưa từng muốn thỏa hiệp, và “cái giá” để đánh đổi sẽ rất đắt.

Công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại nhà máy công nghệ Foxconn tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/Getty Images
Công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại nhà máy công nghệ Foxconn tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/Getty Images

Ở phía bên kia, các nhà đàm phán Trung Quốc từng tuyên bố dứt khoát rằng bất cứ thỏa thuận nào cũng phải trên cơ sở “cho và nhận” từ cả hai phía và Trung Quốc sẽ không tìm kiếm giải pháp cho các xung đột thương mại bằng cách đưa ra nhượng bộ vô lý. Tiết lộ từ bàn đàm phán cho thấy, Washington khẳng định các vấn đề chính mà hai bên cần thống nhất là một cơ chế thực thi thỏa thuận và lộ trình dỡ bỏ các biện pháp thuế quan mà hai bên đã áp đặt nhằm vào nhau. 

Trong khi đó, giới chức Bắc Kinh khẳng định dù họ đánh giá cơ chế thực thi thỏa thuận là quan trọng, nhưng phải đảm bảo cơ chế này có tác động hai chiều, không thể chỉ nhằm hạn chế Trung Quốc. 

Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết là quá trình thực thi thỏa thuận của hai nước, thỏa thuận - nếu đạt được - mới chỉ là “sự khởi đầu của một tiến trình dài hạn”. Phía Mỹ nhấn mạnh cơ chế thực thi thỏa thuận không chỉ bao gồm các vấn đề vi mô cụ thể của các doanh nghiệp hai nước, mà còn cả các vấn đề kinh tế vĩ mô sâu rộng. Nếu hai bên tồn tại bất đồng, vẫn có khả năng va chạm thương mại tái xuất hiện.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: AP
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chỉ là “trận đầu” trong cuộc đấu cam go kéo dài giữa hai cường quốc. Ảnh: AP
Hầu hết các ý kiến nhận định đều nhất trí ở một điểm rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chỉ là “trận đầu” trong cuộc đấu cam go kéo dài giữa hai cường quốc nhằm phân định sức mạnh và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn thuần là các cuộc thảo luận về thuế quan thương mại, đó còn là một tổng thể rộng lớn hơn nhiều. Các trận chiến sẽ cứ nối nhau xuất hiện trên nhiều lĩnh vực và hạng mục khác nữa dù có một thỏa thuận nào đó trong nhiều lĩnh vực khác. Mà với một quy mô cạnh tranh như vậy, không ai dám chắc sẽ còn gì phát sinh, quy mô của nó tới đâu cùng thời hạn để chấm dứt cuộc đối đầu của hai cường quốc trên đỉnh thế giới.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.