Dân bản biên giới Nghệ An đề xuất cho con em đi làm ăn xa trở về cách ly tập trung

(Baonghean.vn) - Nhận được thông tin một số con em các gia đình trong bản làm ăn ở xa đang trên đường trở về bản, nhân dân bản biên giới Phà Lõm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương đã họp, thống nhất phương án cách ly những người trên. Họ cùng chung sức chuẩn bị địa điểm, quyên góp lương thực, thực phẩm để con em mình thực hiện cách ly tập trung.

Ngày đầu tháng 4, khi biết con trai mình là Xồng Bá Rùa và 5 thanh niên khác trong bản  làm công nhân ở Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh đang trên đường trở về nhà, ông Xồng Bá Dềnh - Trưởng bản Phà Lõm đã lên thông báo với Đồn Biên phòng Tam Hợp, BĐBP Nghệ An và chính quyền địa phương.

1.	Cán bộ quân y Đồn Biên phòng Tam Hợp và y tế địa phương kiểm tra sức khỏe hàng ngày cho những người dân bản Phà Lõm đi làm ăn xa trở về. Ảnh: Xuân Vinh.
 Cán bộ quân y Đồn Biên phòng Tam Hợp và y tế địa phương kiểm tra sức khỏe hàng ngày cho những người dân bản Phà Lõm đi làm ăn xa trở về. Ảnh: Xuân Vinh.

Sau khi nghe câu chuyện, Thiếu tá Trịnh Xuân Vinh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Hợp đã giải thích với Trưởng bản Phà Lõm những việc cần làm theo quy định. Cụ thể liên hệ để những người trên vào thẳng Trung tâm Y tế huyện Tương Dương để kiểm tra sức khỏe, kê khai y tế, khi trở về đến địa bàn thì giao cho gia đình tự cách ly tại nhà. Thế nhưng, ông Xồng Bá Dềnh khẳng định: “Nghe Thủ tướng nói trên ti vi nên dân bản muốn để các cháu cách ly tập trung tại một địa điểm, hết 2 tuần mới đưa về nhà. Chứ dân ta lo lắm”!

Cán bộ y tế hướng dẫn những người cách ly rửa tay sát khuẩn hàng ngày. Ảnh: Xuân Vinh.
Cán bộ y tế hướng dẫn những người cách ly rửa tay sát khuẩn hàng ngày. Ảnh: Xuân Vinh

Hai người trao đổi, thống nhất với nhau, rồi ông Xồng Bá Dềnh về lại nhà văn hóa cộng đồng lên loa thông báo họp đại diện các gia đình toàn bản. Chỉ chưa đầy 30 phút sau, đại diện của 119 hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông định cư, sinh sống tại bản Phà Lõm gần như đã có mặt đầy đủ. Sau khi thảo luận, các hộ dân đã đồng thuận chọn điểm trường mầm non cũ tại bản, góp lương thực, thực phẩm để những người đi xa về thực hiện cách ly. Tại cuộc họp, ban quản lý bản cũng xin ý kiến, đưa ra quy định không ai trong bản được tiếp xúc gần trong thời gian những người đi xa về thực hiện cách ly, trừ cán bộ quân y của Đồn Biên phòng và y tế địa phương làm nhiệm vụ. Việc tiếp tế lương thực, thực phẩm phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn.

Sau cuộc họp, với thống nhất cao, dân bản Phà Lõm đã đến thẳng điểm trường mầm non cũ, chung tay với các gia đình có con em đi làm ăn xa trở về và BĐBP để làm công tác chuẩn bị. Họ cùng nhau quét dọn, chùi rửa sạch sẽ từ phòng ở, đến khu vệ sinh. Giường, chăn, chiếu và các dụng cụ thiết yếu cho sinh hoạt của 6 người sắp trở về được chuẩn bị rất đầy đủ. Cuối giờ chiều cùng ngày, cả 6 thanh niên trong bản đang làm công nhân tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh đều đã về đến đầu bản bằng xe gắn máy.

Ông Xồng Bá Dềnh, đại diện các gia đình, quân y Đồn Biên phòng Tam Hợp và y tế địa phương đã đợi từ trước. Ông Dềnh nói to: “Các con đi làm ăn từ các địa phương khác về, toàn bản đã thống nhất phải cách ly theo dõi sức khỏe, đề phòng sự lây lan của dịch bệnh. Phải chịu khó thực hiện theo sự chỉ đạo của trên, tránh lây lan cho dân bản lỡ có bị dịch, các con sẽ ở tại điểm trường mầm non trong vòng 14 ngày, mọi thứ dân bản đã chuẩn bị rất chu đáo. Hàng ngày sẽ có quân y của đồn Biên phòng kiểm tra sức khỏe, dân bản sẽ tiếp tế lương thực, thay nhau nấu ăn. Ai ra khỏi điểm trường sẽ bị dân bản phạt nặng”.

Trời xẩm tối, cả 6 thanh niên đã về thẳng điểm trường mầm non, quân y Đồn Biên phòng Tam Hợp cùng y tế địa phương đã tiến hành phun khử khuẩn phương tiện, kiểm tra thân nhiệt. Tại đây, bữa cơm tối của 6 người đã được dân bản chuẩn bị sẵn.

 “Ngay từ đầu khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp, đơn vị đã tổ chức lực lượng bám địa bàn tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ sự nguy hiểm, các biện pháp phòng tránh. Ý thức của nhân dân địa phương rất tốt, bà con tuyệt đối không qua lại biên giới, dừng các hoạt động thăm thân. Thời gian trước, các hộ gia đình có con em đi làm ăn xa trở về đều báo chính quyền, y tế, Đồn Biên phòng đã nắm tình hình và tổ chức cách ly tại nhà. Khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhân dân bản Phà Lõm quyết định chung tay để con, em mình trở về thực hiện cách ly tập trung tại một địa điểm. Chúng tôi sẽ cử quân y để hỗ trợ nhân dân theo dõi sức khỏe, phòng sự lây lan của dịch”.

Theo Thiếu tá Trịnh Xuân Vinh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Hợp 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.