‘Dân dĩ thực vi tiên’

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ngẫm lại câu nói của người xưa: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”, nghĩa là “Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu”; lại càng thấm thía sâu sắc ý tứ bậc tiền nhân.

Mới đây, ông David Beasley - Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), một chương trình viện trợ lương thực nhân đạo của Liên hợp quốc và là tổ chức nhân đạo lớn nhất trên thế giới hỗ trợ và giải quyết nạn đói, cảnh báo hiện có 345 triệu người ở 82 quốc gia có nguy cơ bị thiếu đói và 70 triệu người bên bờ vực của nạn đói. Con số này cao hơn gấp 2,5 lần so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19; 50 triệu người khác đang bị suy dinh dưỡng cấp tính và ở ngưỡng cửa của nạn đói. Cuộc khủng hoảng lương thực đang siết chặt 19 “điểm nóng về nạn đói” trên thế giới và dự kiến danh sách các điểm nóng này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh.

Nhiều quốc gia có nguy cơ thiếu đói. Ảnh minh họa: Getty Images

Nhiều quốc gia có nguy cơ thiếu đói. Ảnh minh họa: Getty Images

Hạn hán và lũ lụt, xung đột vũ trang, những thách thức và hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm ảnh hưởng đến sản lượng, gián đoạn các chuỗi cung ứng, đẩy giá lương thực ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Tổ chức nông lương thế giới (FAO) nói rằng, thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng 5 chữ “F”: Thiếu lương thực (Food), thiếu thức ăn chăn nuôi (Feed), thiếu nhiên liệu (Fuel), thiếu phân bón (Fertilizer), thiếu tài chính (Finance). Do đó, không ngẫu nhiên mà Chủ đề của ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm 2022 được FAO chọn là: “Không để ai bị bỏ lại phía sau. Sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”.

Để đối mặt với tình trạng trên, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đang tất bật xoay xở để lo cái ăn cho dân. Ở Ấn Độ, nơi đến nay người dân vẫn bị ám ảnh bởi nỗi đau hằn sâu từ “Nạn đói đầu lâu” khủng khiếp kéo dài suốt nhiều năm trong thế kỷ XVIII, Chính phủ đã nhanh chóng hành động. Quốc gia có hơn 1,4 tỷ dân, hiện đứng thứ 2 thế giới về nhân khẩu, dự kiến sẽ vượt Trung Quốc năm 2023 để đứng đầu thế giới về dân số, không ngần ngại ban hành lệnh cấm xuất gạo và lúa mì để đảm bảo an ninh lương thực, khiến thế giới càng thêm lo lắng vì đây vốn là quốc gia xuất khẩu lương thực. Đâu chỉ người Ấn, trong bối cảnh “cái ăn, cái mặc” đang dày xéo nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở lục địa châu Phi, mà cả ở nhiều nước lâu nay được cho là sung túc hơn, chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp lên ngôi và đang ở mức cao nhất cũng là tất lẽ dĩ ngẫu.

Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo và lúa mì để đảm bảo an ninh lương thực. Trong ảnh: Hoạt động xuất khẩu gạo tại cảng Kakinada Anchorage Port của bang Andhra Pradesh (Ấn Độ). Ảnh minh họa: Reuters

Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo và lúa mì để đảm bảo an ninh lương thực. Trong ảnh: Hoạt động xuất khẩu gạo tại cảng Kakinada Anchorage Port của bang Andhra Pradesh (Ấn Độ). Ảnh minh họa: Reuters

Con số hơn 30 quốc gia đã hạn chế hoặc đưa ra các lệnh cấm xuất khẩu nông sản làm thắt chặt hơn nữa nguồn cung lương thực đang khan hiếm trên thị trường toàn cầu chứng minh điều đó. Thậm chí, thị trường hơn tỷ dân Trung Quốc cũng được cho là sẽ nhập khẩu kỷ lục khoảng 6 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Việt Nam chúng ta với khoảng 100 triệu dân, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”, trong đó yêu cầu quán triệt, nâng cao nhận thức về an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới, xem bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước; tiếp tục quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác bảo đảm an ninh lương thực cho người dân, các địa phương và trên toàn quốc.

Điều đáng mừng là dù đối mặt với vô vàn khó khăn do thiên tai, giá cả đầu vào tăng cao, đặc biệt là phân bón, song năm nay, nông nghiệp tiếp tục thu được những mùa vàng. Sản lượng lúa thu hoạch vẫn sẽ đạt trên 43 triệu tấn nên ngoài phục vụ nhu cầu lương thực cho gần 100 triệu “miệng ăn” trong nước, Việt Nam có thể xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Thu hoạch lúa tại đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN

Thu hoạch lúa tại đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN

Theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021. Nếu không có các yếu tố bất lợi mới, khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam năm nay sẽ đạt và vượt kế hoạch, tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu.

Không chỉ lúa gạo, hầu hết các loại nông sản khác của Việt Nam đều giữ vững được sản lượng hoặc đạt sản lượng tăng cao so với các năm trước, vẫn duy trì và tăng lượng xuất khẩu, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và góp phần kiềm chế lạm phát giá nông sản, lương thực và thực phẩm trên toàn cầu, dự kiến năm nay, xuất khẩu nông sản cả nước sẽ đạt 50 tỷ USD. Trong kết quả chung của cả nước, Nghệ An là một trong những tỉnh đóng góp rất lớn vào nông nghiệp cả nước cả về quy mô và giá trị, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao.

Nhìn báo đài đưa tin hàng ngày, nhiều nơi trên thế giới đang “toát mồ hôi” để lo cái ăn cho dân, bỗng ngẫm lại câu nói của người xưa: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”, nghĩa là “Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu”; lại càng thấm thía sâu sắc ý tứ bậc tiền nhân. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trước tiên nông nghiệp luôn và phải luôn đóng vai trò bệ đỡ, “hậu phương” vững chãi nếu muốn “dân cường, nước thịnh”. Chợt thấy vững tâm hơn khi nông nghiệp Việt Nam đã và đang gánh vác rất tốt sứ mệnh tiên quyết đó cho đất nước.

Những cánh đồng vuông vức được phủ màu vàng ươm của lúa chín. Ảnh: Hải Vương

Những cánh đồng vuông vức được phủ màu vàng ươm của lúa chín. Ảnh: Hải Vương

tin mới

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.