Dân làng giám sát chặt hai cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội

Theo Gia Chính (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Sau nhiều năm đề nghị, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính đã được chặt hạ hai cây sưa thuộc sở hữu của mình.

8h ngày 27/1, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bắt đầu chặt hạ hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.

Dân làng giám sát chặt hai cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội ảnh 1

Chặt hai cây sưa ở Chương Mỹ. Ảnh: Gia Chính

Hai người thợ cầm cưa máy cắt những cành nhỏ ở cây sưa có tuổi đời hơn 50 năm. Hai người thợ khác dùng máy cắt sắt bảo vệ ở cây sưa hơn 100 tuổi (chu vi hai vòng tay người ôm) nằm kế bên.

Phía bên ngoài đường dẫn vào thôn, lực lượng công an xã chốt chặn ở hai đầu dẫn qua vị trí chặt cây, hướng dẫn người dân đi theo hướng khác để bảo đảm an toàn. Mỗi khi cành cây được chặt xuống thì một cán bộ kiểm lâm tiến hành đo đạc kiểm đếm kích thước. Dự kiến, việc chặt hai cây sưa sẽ hoàn thành ngay trong ngày

Dân làng giám sát chặt hai cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội ảnh 2

Khung bảo vệ của cây sưa hơn 100 năm tuổi được tháo. Ảnh: Gia Chính

Người đại diện cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính cho biết, tất cả gỗ sưa sau khi chặt hạ sẽ được bảo quản trong thùng container nằm trong khuôn viên nhà văn hóa của thôn.

"Chúng tôi sẽ cử người trông coi bảo đảm chất lượng gỗ. Việc bán đấu giá như thế nào thì chưa cụ thể, chúng tôi sẽ làm việc với chính quyền địa phương để lên phương án sớm nhất", người này nói.

Dân làng giám sát chặt hai cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội ảnh 3

Các khúc gỗ sưa sẽ được kiểm lâm đóng dấu. Ảnh: Gia Chính

Lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Hà Nội cho biết sau khi nhận được thông báo của chính quyền địa phương đã cử cán bộ chuyên trách xuống kiểm tra và đóng dấu cho từng khúc gỗ. Trên thị trường, giá mỗi cân gỗ sữa có giá 20-30 triệu đồng. 

Trong khuôn viên chùa Phụ Chính có hai cây sưa đỏ. Năm 2010, thương lái đến trả giá hơn 100 tỷ đồng cho mỗi cây sưa. Trong năm này, người dân cưa một cành cây bán với giá 20,5 tỷ đồng để lấy kinh phí xây đình làng.

Năm 2013, trong lúc mưa bão một nhánh sưa lớn đã bị kẻ trộm lấy đi. Trước hiện tượng mối mọt, người dân nhiều lần đề nghị được bán cây sưa. Tháng 10/2018, Hà Nội có văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.