Dân nhà tầng và những 'ngón nghề' mưu sinh

(Baonghean.vn) - Đến giờ, tôi mới biết trong những ngôi nhà cũ kỹ là những cuộc đời và thân phận khác nhau. Để mưu sinh, những năm tháng khốn khó ấy người dân Quang Trung đã tìm mọi cách kiếm tiền duy trì cuộc sống gia đình...

Người đàn ông gắn bó cả cuộc đời với nghề mộc ở khu B3, chung cư Quang Trung.
Người đàn ông gắn bó cả cuộc đời với nghề mộc ở khu B3, chung cư Quang Trung.

Những tháng năm bao cấp, đa phần cuộc sống của người dân đều khổ nhưng những người ăn lương nhà nước thì khổ hơn bởi từ gạo, thịt, rau, chất đốt đều phải mua bằng tem phiếu. Nếu như CBCNV ở nhà đất, còn có thể cải thiện cuộc sống bằng chăn nuôi, trồng trọt thì cư dân Quang Trung, chỉ số ít người làm được điều đó. Một số khác lại chọn cách làm các nghề phụ khác “mang màu sắc Quang Trung” để kiếm kế sinh nhai.

Trong một lần trở lại Quang Trung, Tiến sĩ Lê Thống Nhất - một thầy giáo nhiều năm sống ở nhà A5, sau đó là nhà A6 vui vẻ:“Nói về dạy luyện thi, tớ đã thuộc dạng có tiếng ở Vinh nhưng tay nghề nấu kẹo lạc và cuốn thuốc lá, tớ lại còn nổi tiếng hơn”. Anh cho biết, ngoài giờ lên lớp, 2 vợ chồng ngồi lỳ trên bàn quấn thuốc lá thủ công, đêm về lại nấu kẹo lạc.

Lợi thế là có nhiều phụ huynh bán quán nước, thầy giáo tài năng của Trường Đại học sư phạm Vinh bao thầu hầu hết mặt hàng kẹo lạc, thuốc lá của các quán nước dọc đường Quang Trung và khu vực lân cận. Không chỉ thầy Nhất mà khá nhiều thầy, cô giáo sống ở Quang Trung đều miệt mài ngồi bên bàn quấn thuốc sau những giờ chấm bài. Trẻ con thì cặm cụi cắt “râu thuốc” rồi đóng bao để mẹ ngày mai tranh thủ trống giờ dạy đi giao hàng.

Hàng kẹo bánh, thuốc lá của ông lão ở dưới gầm cầu thang nhà Quang Trung.
Hàng kẹo bánh, thuốc lá của ông lão ở dưới gầm cầu thang nhà Quang Trung.

Ngày ấy, nhu cầu đá lạnh giải khát mùa hè thành phố Vinh khá lớn, thế là một số nhà có người đi Liên xô đã mua về tủ lạnh Saratov, chức năng làm đá được tận dụng triệt để. Thường làm được mỗi mẻ đá mất độ 8 giờ, mỗi tủ đặt được 2 khay như thế… Trời nắng, đá chưa kịp đông thì quán đã đứng dưới đất réo vọng lên: Bà G. ơi, được đá chưa, mau lên cho người ta bán hàng? Thường là cung không kịp cho cầu vì tủ thì bé, khu nhà tầng thỉnh thoảng lại bị cắt điện.

Nhiều gia đình mang tiếng là có tủ lạnh nhưng con cái vẫn chỉ “ngó đá” bởi làm được tí đá lạnh nào đều đem ra quán, nhà vẫn không dám dùng bởi “đá nuôi người”. Nhớ đến những mùa hè bao cấp, đến những buổi trưa nắng ôm mấy viên đá lạnh đưa ra cho quán nước bán giải khát, tôi lại nhớ ba tôi, PGS.TS Nguyễn Quý Dy trong một lần cao hứng với các đồng nghiệp khoa Toán đã “Vịnh Saratov”, cái cần câu cơm của gia đình tôi:

Cắm vào run rẩy toàn thân
Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn
Hỡi chàng quân tử giàu sang
Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra

Một số các mẹ, các chị ngại “ló mặt” ra ngoài đường thì chọn nghề đan len để tăng thêm thu nhập. Ngày đó, dân Việt Nam chuộng mũ len Lào, mùa đông trùm kín tai và đầu nhưng mua hàng xịn thì đắt. Thế là có người đứng ra mua len, rồi thuê các mẹ, các chị đan gia công. Thường thì phải mất độ 2 ngày để hoàn thành một chiếc mũ len như thế, tiền công độ 400 đồng, đủ mua được 2 bó rau muống Vinh Tân, loại rau “xịn nhất” thời bấy giờ. Các mẹ Quang Trung còn lập “hội đan len”, hẹn nhau tụ tập ở một nhà nào đó có ông chồng hay trốn đi chơi, vừa đan vừa buôn đủ thứ chuyện, cao hứng các mẹ, các chị còn hát, những điệu ví giằm à ơi…

Hàng bún Vân Đàn ở khu B2 Quang Trung.
Hàng bún Vân Đàn ở khu B2 Quang Trung.

Những nhà khá hơn có máy khâu thì lại nhận gia công đồ may sẵn. Phần lớn gia công quần áo xuất khẩu đi Đông Âu, “nhà thầu” cung cấp cả chỉ, khuya áo, quần. Phần lớn các máy khâu thời ấy không có động cơ, toàn phải đạp bằng chân. Tiếng bàn đạp của máy khâu đêm khuya nghe rõ mồn một, có người nghe mãi đâm quen tai đến khi hết hàng lại khó ngủ. Nhà tôi cũng có một chiếc máy khâu hiệu Con bướm của Liên Xô (cũ). Vào dịp hè, mẹ tôi kỳ cạch cắt và may những bộ đồ học sinh rồi gửi về quê nội ở Nam Đàn để bán trước dịp khai giảng. Khi bắt đầu có “thương hiệu” thì thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nhận được “đơn hàng” của bà con trên quê, nếu làm không kịp mẹ tôi cũng chuyển cho mấy bác láng giềng cùng làm để có thêm thu nhập. Trong cái nghèo, tình người đầy sẻ chia luôn đong đầy!

Mấy gia đình gần Rạp 12/9 thì tối tối rủ nhau cầm cái mẹt, trên là mấy bao thuốc, vài cái lọ đựng kẹo lạc, kẹo vừng, tay xách ấm nước chè xanh…háo hức ăn cơm sớm rủ nhau “tranh dằm đẹp” để bán chạy hàng.

Lịch sử thì không bao giờ lặp lại. Có những kỷ niệm tưởng chừng như bị lãng quên bởi dấu ấn thời gian nhưng nếu ai đó vô tình nhắc lại vẫn làm cho những người trong cuộc bùi ngùi xúc động. Cuộc sống gắn bó với Quang Trung của tôi và những người cùng thời là thế, khốn khó nhưng đầy tự hào!

Bài: An Thanh

 Ảnh: Hazone - Bình Nguyên

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.