“Đánh thức” đất đai nơi sơn cùng thủy tận

(Baonghean.vn) - Khe Tro, Khe Khuôm, Khe Sừng đã cho thế hệ người Vĩnh Kim thoát cái nghèo để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Còn bà con lại giúp cho những vùng đất hoang hóa được khoác lên mình màu xanh của sự sống, của hy vọng. Đất - người Vĩnh Kim cứ thế hòa làm một để cùng nhau khai phá cuộc sống mới...

Chinh phục vùng đất đói nghèo

Hơn 10 năm trước, bản Vĩnh Kim (xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn) là vùng đất đói nghèo, lạc hậu. Cho đến khi sức người làm mềm sỏi đá để những ruộng hoang, đồi trọc được phủ xanh keo, cây ăn quả và những trang trại rộng ngút ngàn... thì Vĩnh Kim thực sự sáng lên diện mạo mới ấm no.

Trên con đường dẫn vào bản Vĩnh Kim, ông Nguyễn Văn Linh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoa Sơn cười rung cặp kính khi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện diễn ra cách đây hơn chục năm, khi bản Vĩnh Kim còn nghèo nhất xã. Rằng có lần, một phóng viên nọ tìm đến nhà ông Huỳnh - ông bố của 9 đứa con chỉ cách nhau năm một - ông nhà báo vui tính hỏi nửa đùa nửa thật: “Thế bao giờ thì bác định “ngừng” đẻ?”. Ông Huỳnh đáp: “Bao giờ con tui xếp hàng đủ dài từ nhà ra đến cổng thì tui mới ngừng!”.

“Hồi ấy, cái sự sinh đẻ nó hồn nhiên và vô tội vạ lắm. Nhưng giờ đã khác rồi, bà con đã nhận thức đẻ nhiều mà không làm ra ăn chỉ thêm khổ, nên đã 6 năm nay, từ khi Câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3” được thành lập thì không có vợ chồng nào vỡ kế hoạch.Thậm chí, trong 20 cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ có khoảng 7-8 cặp sinh con gái một bề cũng cam kết chỉ dừng lại ở 2 con.

góc ảnh Vĩnh Kim
Từ mảnh đất hoang hóa, bạc màu, Vĩnh Kim (Hoa Sơn, Anh Sơn) nay đã được phủ xanh tươi tốt của chè, keo và các cây hoa màu. Ảnh: Thanh Quỳnh

Từ chỗ sinh đẻ có kế hoạch, bà con đầu tư thời gian, tiền bạc tập trung làm kinh tế để đưa thu nhập tiến gần mức bình quân của xã nay đã đạt 34 triệu đồng/hộ/năm. Bản Vĩnh Kim cũng là đơn vị tiên phong góp phần đưa xã Hoa Sơn cán đích Nông thôn mới vào năm 2017”, ông Linh vừa nói vừa rà xe dừng lại bên đồi keo trải dài gần 20 ha của gia đình ông Lương Văn Nghiêm (sinh năm 1963).

Nhà có khách nhưng phải một lúc lâu sau mới thấy ông Nghiêm trong bộ đồ làm rừng trở về. Căn nhà sàn của ông nằm lọt thỏm giữa bao la núi đồi, bao phủ xung quanh là màu xanh ngút mắt của hơn 1 ha mía, sắn cùng 19,7 ha keo. Sắp xếp bộ đồ nghề đi rừng gồm dao mẹo, rựa và chiếc mũ bảo hộ, ông Nghiêm chậm rãi kể lại quãng thời gian khai sơn khởi thủy ở xứ Khe Tro này.

Ông Nghiêm là người dân tộc Thái Thanh. Thời điểm năm 1991, nhà ông nằm ở đầu bản Vĩnh Kim, nhưng rồi có chính sách khai hoang làm kinh tế của Nhà nước thì vợ chồng chuyển hẳn vào trong này. Hồi đó, Khe Tro - nơi ông chọn để an cư lạc nghiệp chỉ toàn đất đá sỏi, cây dại mọc đan kín đầu người. Sau khi tạm dựng cho mình một chiếc lán để che mưa, che nắng, vợ chồng ông bắt đầu làm cỏ, phát quang bụi rậm rồi đào hố để kéo gần chục chuyến xe trâu chở bầu giống vào trồng.

ông Nghiêm
Ông Lương Văn Nghiêm (bên phải) là người khai phá vùng đất Khe Tro để trồng gần 20 ha keo và hơn 1 ha các cây công nghiệp. Ảnh: Thanh Quỳnh

Ngày ấy, lối qua Khe Sừng để vào vùng Khe Tro của ông chưa có cây cầu Vĩnh Kim chắc chắn, uy nghi như bây giờ. Bất kể đi đâu, làm gì đều phải lội qua con khe ắp nước. Vào mùa hạn thì chẳng sao, đến mùa mưa nước khe dâng tràn gần 7 - 8 mét, nước chảy xiết khiến cái chân đi chẳng còn vững, huống hồ là mang vác đồ đạc, vật dụng.

Qua được con khe còn cả chặng đường rừng nhấp nhô, trơn trượt. Ấy thế mà cả trâu, cả người cứ lầm lũi hết chở bầu giống lại ủi đất, san gò. Cho đến khi bàn chân, bàn tay chai dày thì 7 ha keo cũng được trồng xong. Sau trồng keo, ông Nghiêm lại quay sang trồng mía, trồng sắn, ngô để có cái ăn qua ngày chờ keo cho thu hoạch.

Gây dựng cuộc sống ấm no

Sau 17 năm “ăn sương, nằm gió” nơi sơn cùng thủy tận, vợ chồng ông Nghiêm đã mở rộng diện tích keo lên tới gấp 3 lần thời điểm ban đầu. Con đường dẫn vào trang trại nay đã to rộng đủ để đón chào hàng chục chuyến xe trọng tải hơn 20 tấn vận chuyển keo ra tiêu thụ.

Ngoài keo, ông Nghiêm còn phát triển đàn vật nuôi gần chục con bò và lợn để tận dụng nguồn phụ phẩm chăn nuôi từ diện tích 2 ha cây nông nghiệp đang canh tác. Nhờ thế, thu nhập mỗi năm mang lại cũng đã lên tới hàng trăm triệu đồng - con số mà trước đây chỉ có trong mơ ông mới dám nghĩ đến.

ông Hợp
Ông Nguyễn Quang Hợp cùng trưởng bản Lương Văn Thái tại đồi chè rộng hơn 3,5 ha của gia đình. Ảnh: Thanh Quỳnh

Ở Vĩnh Kim, ông Nguyễn Quang Hợp (sinh năm 1964) cũng là một lão nông dám “quật đá làm giàu”. Thời điểm những năm 90, ông đã từng cơm đùm cơm nắm khai hoang gần 5,5 ha đất rừng xứ Khe Khuôm. Khi những giọt mồ hôi rơi mòn sỏi đá, cũng là khi những vườn ngô, đậu, lạc... được đội mầm vươn mình lớn dậy.

Vậy nhưng, khi những quả ngọt bắt đầu kết trái, cũng là khi gia đình ông đối diện với nhiều khó khăn trước sự biến động của thị trường, của những đợt hạn hán kéo dài khô cháy cả cỏ cây. Tưởng chừng mọi nỗ lực đi vào ngõ cụt, thì năm 2006, khi được chứng kiến bà con ở xã Hùng Sơn “sống được” từ cây chè, ông Hợp cùng vợ tìm sang làm thuê, học hỏi. Những ngày đầu đưa chè về, ông chỉ dám làm thử 5 sào; thật không ngờ sau 3 năm chăm sóc thì chè đã bén rễ tốt tươi, cho sản lượng cao lại thơm ngon đậm đà.

Từ đó, gia đình ông Hợp tiến hành mở rộng diện tích lên 3,5 ha. Tính đến nay, gia đình ông đã thâm canh cây chè được 10 năm, sản lượng thu nhập bình quân hàng năm đạt 90 tấn/năm, bình quân mỗi năm cắt được 6 lứa, mỗi lứa đạt 15 tấn, giá cả hiện tại nhà máy thu mua từ 42.000 đến 45.000 đồng/kg. Trừ các chi phí hàng năm gia đình ông Hợp có lãi ròng từ 200 - 250 triệu đồng/năm. Mô hình trồng chè của ông Hợp không chỉ giúp gia đình vươn lên làm giàu chính đáng, mà còn lan tỏa tốt đối với người dân bản Vĩnh Kim.
bò
Ngoài việc tiên phong làm giàu từ nghề dịch vụ, anh Vi Tiến Anh còn phát triển đàn đại gia súc bán chăn thả. Ảnh: Thanh Quỳnh
Tiếp nối thế hệ đi trước như ông Nghiêm, nhiều người trẻ của bản cũng có ý chí vươn lên từ nghèo khó. Một trong số ấy là chàng thanh niên Vi Tiến Anh (sinh năm 1980) - làm giàu từ nghề dịch vụ vốn còn rất xa lạ với đa phần bà con vùng bản Vĩnh Kim.
Góp vui trong câu chuyện, ông Lương Văn Thái - Trưởng bản không khỏi thích thú kể cho chúng tôi nghe về quá trình khởi nghiệp của Vi Tiến Anh. Đó là thời điểm vào khoảng năm 2006, khi người dân khu vực thị trấn huyện lỵ Anh Sơn bắt đầu bắt kịp các xu thế xây nhà kiểu mới, rồi lắp đặt hệ thống mái tôn, cửa sắt. Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm nhóm thợ hàn xì ngày càng cao.
Thế nhưng số lượng thợ hàn giỏi việc trong vùng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lúc ấy, Tiến Anh cũng đã tốt nghiệp lớp dạy nghề của huyện và đã từng có một thời gian đi làm thuê tại một vài cửa hàng nhỏ để rèn luyện tay nghề. Nhờ có hoa tay, lại chịu thương chịu khó, anh nhanh chóng trở thành thợ lành nghề và tự đứng ra làm chủ.
Giờ đây, ông chủ nhỏ còn đứng ra mở nhiều dịch vụ hỗ trợ bà con trong bản sản xuất nông nghiệp như cho thuê máy cày, máy tuốt. Nói đến việc thuê máy, ông Thái thêm phần phấn chấn: “Đừng tưởng bà con trên này không biết sử dụng máy móc và khoa học kỹ thuật nhé. Trước đây, làm rẫy manh mún thì đúng là không cần, chứ giờ bản ta cũng làm ruộng nước, cũng “dồn điền đổi thửa” đàng hoàng đấy. Toàn bản có hơn 18 ha đất nông nghiệp cùng với 50 ha đất màu, thổ cư. 
hrth
Một góc nông thôn mới của xã Hoa Sơn. Ảnh: Nguyễn Hải
Ngoài trồng lúa, bà con còn biết trồng ngô và hoa màu. Có phụ phẩm nông nghiệp, bà con lại phát triển thêm trâu, bò, lợn, còn gà thì hầu như nhà nào cũng có 40 - 50 con.
Giống như cậu Tiến Anh đây, ngoài làm nghề dịch vụ còn kết hợp trồng gần 1 ha ngô và chăn nuôi hơn chục con bò. Cứ bò mẹ đẻ bò con, giờ cả đàn cứ sáng dắt nhau vào thung gặm cỏ, chiều về chuồng ăn thêm cám ngô nên con nào con đó béo mẫm. Năm nào xuất được nhiều bò thì năm đó thu nhập nhà cậu Tiến Anh được tăng thêm đến cả trăm triệu bạc, tha hồ quay vòng sản xuất!”.
Khi chúng tôi chia tay Vĩnh Kim, ông Nguyễn Văn Thủy - Bí thư Đảng ủy xã Hoa Sơn không quên nhắn nhủ, bản giờ chỉ còn 9 hộ nghèo trong tổng số 145 hộ. Nay Vĩnh Kim đã có những kênh mương nội đồng mang nước về tận ruộng, những cánh đồng mẫu lớn đã cho hạt thóc trĩu bông, những vườn keo, vườn chè đã tốt tươi bền vững.

tin mới

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

(Baonghean.vn) - Gần một tuần rong ruổi theo hải trình ghé các tuyến đảo Tây Nam, được đặt chân lên những Hòn Đốc, Hòn Chuối, Hòn Khoai, được ngắm bãi biển dài xanh mướt ở Nam Du, rồi tận mắt thấy, tận tai nghe những mẩu chuyện giản dị ở Thổ Chu, lòng chúng tôi lại ấm áp đến lạ. 

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

(Baonghean.vn) - Trong biểu kết quả thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ phường Hồng Sơn (TP. Vinh) vừa được BTV Tỉnh ủy tặng Cờ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu” năm 2019 - 2023, tôi bất chợt nhận ra sự “lạ” ở mục “Giảm tỷ lệ hộ nghèo”, từ năm 2020 đến năm 2025 duy trì con số 0,065%!

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

(Baonghean.vn) - Tại một vùng quê ở huyện Diễn Châu, mỗi gia đình dù có bao nhiêu con thì cũng chỉ tổ chức đám cưới nhận phong bì của khách 1 lần. Những đứa con còn lại trong nhà, vẫn tổ chức mời khách ăn uống, nhưng tuyệt đối không nhận phong bì mừng cưới từ khách.

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Báu vật giữa rừng già

Báu vật giữa rừng già

(Baonghean.vn) -Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ…

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

(Baonghean.vn) - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 là công trình trọng điểm quốc gia, nếu vì việc khiếu nại không có sơ sở mà thu hẹp quy mô sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động GTVT, tác động tiêu cực đến môi trường phát triển kinh tế và suy giảm niềm tin của người dân đối với địa phương.

Người giỏi ở Piêng Mựn

Người giỏi ở Piêng Mựn

(Baonghean.vn) - Piêng Mựn hiểu theo tiếng Thái là một vạt đất bằng và trơn, nằm ở cửa khe nơi thượng nguồn dòng Nậm Nơn. Đây là bản duy nhất trong 9 bản thuộc xã biên giới Mai Sơn (Tương Dương) có phụ nữ làm “thủ lĩnh”. Đó là chị Kha Thị Hoa, nữ trưởng bản được địa phương, người dân tin mến.

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

(Baonghean.vn) - Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn cuộc sống, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

(Baonghean.vn) - Xã rẻo cao Tây Sơn không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh yên bình của những mái nhà sa mu cổ hàng trăm năm tuổi hay suối Hồng Cốc với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mát mẻ giữa ngàn xanh rừng pơ mu, sa mu; mà còn hút khách xa bởi bản sắc văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ...

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

(Baonghean.vn) - Cấp ủy, chính quyền phường Vinh Tân (TP. Vinh) lập kế hoạch, phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 5 hộ gia đình. Đến ngày 2/11, sau lễ khánh thành bàn giao nhà cho hộ cụ Trần Thị Danh, phường đã hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Người giám sát

Người giám sát

(Baonghean.vn) - Với chất giọng vùng Nghi Lộc không thể lẫn, anh Nguyễn Xuân Văn - Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Nghi Thái, chân thành dốc hết tâm can về công tác giám sát, những khó khăn và cả kinh nghiệm bản thân đúc rút được từ thực tế công tác.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Chung cư D2 được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ thập kỷ 80, của thế kỷ trước. Đây là một trong những chung cư "già nua" nhất còn tồn tại ở thành phố Vinh, trên địa bàn phường Quang Trung

Vinh - thời gạch vụn

(Baonghean.vn)- Vườn hoa Lê Mao ngày nay, xưa kia là một con đường trũng. Chính bọn học trò chúng tôi đã khiêng gạch vụn về đổ đầy con đường đó, rồi đắp đất lên trồng hoa, làm thành vườn hoa ngay từ ngày ấy.

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

(Baonghean.vn) - Vụ việc các hộ thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tây Hiếu (TX. Thái Hòa) phải đổ bỏ hàng trăm tấn đu đủ chín do doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đột ngột thông báo dừng thu mua, đã gây cú “sốc” cho các nông hộ.

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

(Baonghean.vn) -Về với xã Châu Lý - đất mường Choọng xưa, là địa bàn khó khăn của huyện miền núi Quỳ Hợp, đến đâu cũng nghe náo nức chuyện hiến đất, mở đường, phát triển cây nguyên liệu, làm du lịch cộng đồng. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã nghèo khởi sắc, đưa ấm no về với đồng bào.

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

(Baonghean.vn) - Từ năm 2017, vùng Đảo Chè các xã Thanh An, Thanh Thịnh ra đời cùng một đại dự án 1.532 tỷ đồng do Cienco4 làm chủ đầu tư, mà đến nay đã 6 năm trôi qua đại dự án đó vẫn nằm im trên giấy trong sự ngóng đợi của cán bộ, nhân dân huyện Thanh Chương...

Tươi mới Na Ngoi

Tươi mới Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Chớm Thu, lên với xã biên giới Na Ngoi ( Kỳ Sơn), không chỉ mê đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ấn tượng bởi những màu sắc tươi mới từ những vườn dược liệu, vườn đào, rẫy gừng và những ruộng lúa nước mơn mởn xanh.

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

(Baonghean.vn) - Sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị đã tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt với quê hương Bác Hồ bằng việc ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Được miễn tiền thuê đất từ năm 2011 đến năm 2047, nhưng dự án Trung tâm Dạy nghề Việt Nhất chất lượng cao từ nhiều năm qua đã và đang được sử dụng làm kho xưởng cưa, xẻ gỗ lem nhem, nhếch nhác. Thế nên, cán bộ và nhân dân phường Quán Bàu gọi đây là “dự án lợi dụng chính sách”!

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Truông Bồn, tọa độ lửa năm nào, nay đã rợp những hàng cây xanh che mát khoảng trời hố bom xưa. Câu chuyện của những TNXP đã không tiếc máu xương, cống hiến cả thanh xuân cho dân tộc sẽ mãi được lưu truyền như một bản hùng ca bất tử.

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...