Dắt bà đi chợ Tết

(Baonghean.vn) - Một thanh niên cao lớn, bước thẳng. Bên cạnh anh là người bà, lưng đã còng sụp xuống, tóc bạc, bà khoác tay vào tay cháu, đi giữa chợ phiên đông đúc, ồn ào, tấp nập ngày cuối năm. “Anh dắt bà đi chợ, bà già rồi, không đi xa được ra khỏi làng nữa, nhưng bà nhớ chợ Tết”, anh vừa nói, vừa ngoảnh sang nhìn bà cười hiền lành.

Tôi chợt dừng lại giữa chợ phiên, lòng trào lên cảm xúc biết ơn khó tả, dù chẳng hề mua được gì, nhưng tôi thấy mình đã đủ đầy, đã được điều gì đó lớn lao lắm, mà không tiền bạc nào mua được.

1. Ký ức phiên chợ con nít

Phiên chợ 30 tết là ký ức tuổi thơ của nhiều người. Ảnh Hồ Lài
Phiên chợ 30 Tết là ký ức tuổi thơ của nhiều người. Ảnh: Hồ Lài
30 Tết, “quốc tế dọn nhà” đã xong xuôi, tương đối tươm tất đâu vào đấy, tôi dắt xe chạy lên chợ Giát, cho kịp phiên chợ ngày cuối cùng của năm.

Nhắc đến chợ Giát, có lẽ nhiều người chợt thấy quen quen, như từng thấy đâu đó. Chợ Giát là chợ huyện lớn nhất của khu vực huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) năm xưa. Chợ phiên họp vào các ngày chẵn: mùng 5, 10, 15… trong tháng, khi ấy tất cả hàng hóa các nơi được tập trung đưa về để mua bán, trao đổi.

Đây cũng là chợ phiên trâu, bò có tiếng của vùng đất xứ Nghệ, từng được đưa vào làm bối cảnh trong truyện ngắn “Phiên chợ Giát” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Vào tháng Chạp chợ được họp liên tục từ ngày 25 đến 30, trong đó ngày 30 Tết được xem là phiên chợ con nít. Vào ngày này, bố mẹ, ông bà dành thời gian dắt con cháu đi chợ, để được sắm quần áo mới, mua đồ chơi, kẹo bánh, bong bóng, chơi trò chơi…

Thuở còn nhỏ, nhà tôi ở một vùng trung du nghèo, cách xa thị trấn Giát hơn 10 cây số đường đất đá, qua dốc, qua truông. Bởi vậy, mỗi năm một lần, được đi chợ Tết là cả một niềm háo hức, mong chờ. Những đứa trẻ chúng tôi hồi ấy, ngước nhìn mọi thứ ở chợ như một thế giới kỳ diệu. Có tiếng nhạc tết phát ra ở những cửa hàng băng đĩa, có những chùm bóng bay rực rỡ xanh đỏ tím vàng, có nhiều đồ chơi, nhiều trò chơi, và hàng quà bánh. Chúng tôi không dám đòi bố mẹ mua cho tất cả, chỉ cần mấy cái bong bóng để thổi, còn lại, đứng nhìn mọi thứ đã vui rồi.

Phiên chợ Giát ngày 30 Tết. Ảnh: Hồ Lài
Phiên chợ Giát ngày 30 Tết. Ảnh: Hồ Lài
 Nhưng do nhà xa, cuối năm tất bật, bố mẹ chở tôi xe đạp xuống chợ huyện cũng phải mất cả buổi, vì thế hàng năm, tôi thường được cho đi chợ ở làng, cái chợ bé xíu nằm một bên con đường dưới chân đồi. Có năm, bố mẹ mải lo sửa soạn, dọn dẹp nhà cửa, cùng chung với mấy nhà trong xóm đụng lợn mà quên cả thời gian. Lúc chợt nhớ ra đã là trưa buổi rồi, mẹ vẫn vội vàng chở tôi ra chợ. Lúc ấy, chợ đã gần tan, nhưng vẫn đông đúc, chỉ toàn là trẻ con, tôi vẫn kịp mua 1 tràng pháo tép (bây giờ thì đã bị cấm), và bóng hình con thỏ giá 500 đồng. Vậy mà vui líu lo suốt đường về.

Tôi đã được dắt đi chợ Tết trong suốt cả quãng thời ấu thơ, dù những năm tháng ấy cuộc sống muôn vàn khó khăn, vất vả. Hình như, ở cái thời đó, chợ không chỉ là nơi mua bán, mà còn là nơi vui vẻ, gặp gỡ, dạo chơi Tết. Có phải vì thế, mà như một quy ước ngầm định, người lớn đã dành riêng 1 buổi chợ cuối cùng trong năm dành cho con nít, để những đứa trẻ như chúng tôi bây giờ lớn lên, đã có những ký ức đẹp đẽ, quý giá vô cùng.

2. Dắt bà đi chợ 30

Bà khoác tay vào tay cháu, đi giữa chợ phiên đông đúc, ồn ào, tấp nập ngày cuối năm. Ảnh:  Hồ Lài
Bà khoác tay vào tay cháu, đi giữa chợ phiên đông đúc, ồn ào, tấp nập ngày cuối năm. Ảnh: Hồ Lài
Bây giờ, thì đến lượt tôi dắt lũ em, cháu đi chợ Tết. Chợ Giát bây giờ sầm uất, tấp nập bán mua. Bọn trẻ con cũng chẳng quá thiếu thốn cái gì. Thế nhưng, chợ Tết vẫn mỗi năm chỉ có một lần, ở đó tôi mong chúng tìm được niềm vui, không khí Tết, hay đơn giản là một ký ức nào đó đáng nhớ của tuổi thơ. Và tôi, như một thói quen khó bỏ, một nỗi nhớ nhung, đang đi tìm cái Tết cho chính mình, ở một phiên chợ huyện nửa cũ, nửa mới.

Giữa chen chúc, lố nhố cả người lớn lẫn trẻ con, ở góc thưa người hơn phía bên hông chợ, tôi chợt bắt gặp một thanh niên đang dắt bà đi chợ. Anh mặc một bộ đồ giản dị, dáng cao, bước thẳng. Bên cạnh là người bà lưng đã còng xuống. Bà vấn tóc theo kiểu ngày xưa, mái tóc bạc trắng, quần lụa, áo màu nâu cũ. Bà khoác tay vào tay cháu, hai bà cháu bước đi. “Anh dắt bà đi chợ, bà già rồi, không đi xa được ra khỏi làng nữa, nhưng bà nhớ chợ Tết”, anh vừa nói, vừa ngoảnh sang nhìn bà cười hiền lành.

Những hình ảnh thân thương chợ Tết quê. Ảnh: Hồ Lài
Những hình ảnh thân thương chợ Tết quê. Ảnh:  Hồ Lài
 Nghe giọng quen quen, hỏi ra mới biết anh ở cùng làng với tôi. Nhưng tôi ở xóm 1 đầu làng, còn anh ở xóm 10 cuối làng. Người bà, tai nghe không còn rõ nữa, hoặc vì chợ đông ồn ào quá, dừng lại, ngước mắt lên, nói: “Bà đi chợ cô ạ, cháu dắt bà đi chứ bà không đi được nữa. Cô cũng đi chợ à?".

Nghe giọng bà vẫn khỏe. Năm xưa, khi bà còn đang sức, bà đã gồng gánh bao nhiêu buổi chợ đến nỗi lưng bà còng xuống lúc nào không hay. Nhưng gánh rau, mớ cá bà đã nuôi con cháu lớn khôn. Giờ đây bà không còn sức để tự mình đi xa được nữa, nhưng ngày Tết đến, như một nỗi bồn chồn, bà nhớ chợ, bà muốn đi thăm chợ. Và người cháu đã tranh thủ thời gian, chiều lòng bà nội tần tảo.

Anh xách giùm bà một túi đồ, trong đó có gói kẹo và thẻ hương, bà nói mua cho bà về đặt lên bàn thờ tổ tiên cúng Tết. Hai bà cháu dắt tay nhau về, chậm lại, giữa hối hả ngày cuối năm.

3. Ăm ắp tình người

Xưa, ông bà thường hay nói, “chợ 30 Tết, nhất đắt, nhất rẻ”. Ý để nói hoặc là hàng hóa sẽ đội giá lên đắt nhất, vì sau phiên 30, ra Tết còn lâu sau chợ mới họp lại. Hoặc sẽ vô cùng rẻ, “đại hạ giá”, vì sau đó cũng chẳng có ai mua. Còn bây giờ, mọi thứ dường như đã “bão hòa”, mức giá cả không chênh lệch nhiều.

Chợ 30 Tết nhất đắt, nhất rẻ. Ảnh: Hồ Lài
Chợ 30 Tết nhất đắt, nhất rẻ. Ảnh: Hồ Lài
Ngoài những người làm ăn buôn bán lớn quanh năm thì chợ Tết còn như trải rộng ra bởi những hàng quê cất dành chờ đợi cả năm được các bà, các mẹ đem đi bán. Những người nông dân nhổ nốt luống hoa đã nở đem ra chợ bán kiếm thêm đôi đồng vì Tết năm nay trời ấm, hoa nở sớm quá. Các bà ngồi lại với mấy nải chuối xanh, mớ trầu cau, hay dăm bảy quả bưởi hái trong vườn. “Bưởi hôm nay chỉ có 15 nghìn một quả thôi, các cháu mua cho bà về”. Nói thế, nhưng ngồi xuống ngắm nghía, đắn đo, nâng lên đặt xuống khách không ưng ý đứng dậy đi, bà vẫn vui vẻ. Tuổi này rồi, bà đi chợ kiếm được đồng ra đồng vào cho vui, ở nhà buồn lắm. Thế nên 30 Tết rồi, bà vẫn đi chợ, để được nói chuyện, được chào mời, được hỏi thăm nhau.

Tôi không định mua gì vào ngày 30 Tết, nhưng đứng giữa chợ phiên lúc ấy, tôi mới thấy lòng mình kịp đủ đầy hơn. Tôi đã tìm thấy điều mình mong muốn, rằng giữa những bán mua, chợ còn là nơi cho ta thấy tình người, thấy sự yêu thương, thấy sự kết nối giữa con người với con người, dù chỉ với những điều thật nhỏ nhoi.

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.