Dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao

Người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Đây là cách tốt nhất để làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.

Máu nhiễm mỡ, (mỡ máu cao) thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol (LDL), trigliceride.

Ảnh minh họa
 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ là những người: thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo… Bên cạnh đó máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ) Theo các chuyên gia, để ngăn chặn căn bệnh máu nhiễm mỡ cần kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc, đây là cách tốt nhất để ngăn chăn căn bệnh này.

Dưới đây là những món nên và không nên ăn khi bị máu nhiễm mỡ:

Những món nên ăn

- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.

- Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương... thay cho ăn thịt.

Cá là lựa chọn tốt nhất cho người có tiền sử bị máu nhiễm mỡ.
Cá là lựa chọn tốt nhất cho người có tiền sử bị máu nhiễm mỡ.


- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, tỏi, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

- Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.

- Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.

- Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.

- Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)

- Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).

Những món nên hạn chế

- Hạn chế các món chiên xào.

- Không ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, da heo, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, nội tạng…)

Hạn chế ăn những món chiên rán, nhiều giàu mỡ.
Hạn chế ăn những món chiên rán, nhiều giàu mỡ.


- Không ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp, …)

- Không uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu)

- Không hút thuốc lá.

- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Theo Giadinh

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.