Dấu hiệu tên lửa đạn đạo Triều Tiên đã đạt bước đột phá

Một chi tiết nhỏ trên thân tên lửa trong lễ duyệt binh Triều Tiên cho thấy Pukguksong-2 có thể đã đạt bước đột phá để vươn tới lục địa Bắc Mỹ.

Triều Tiên có thể sở hữu 60 đầu đạn hạt nhân trước năm 2020  /  KN-06 - Tên lửa phòng không uy lực nhất của Triều Tiên

Tên lửa Pukguksong-2 trong lễ duyệt binh hôm 15/4

Một số chuyên gia quân sự cho rằng Triều Tiên chỉ sử dụng mô hình tên lửa trong lễ duyệt binh lớn nhất lịch sử hôm 15/4. Tuy nhiên, Michael Duitsman, chuyên viên tại Trung tâm Nghiên cứu cấm phổ biến vũ khí (CNS), chỉ ra uy lực tiềm tàng của tên lửa Triều Tiên thông qua những đường vân trên thân tên lửa được công bố, Business Insider đưa tin.

Theo Duistman, khi xem xét trên những bức ảnh độ phân giải cao, đoạn nối giữa thân và mũi tên lửa Pukguksong-2 có nhiều đường vân nhỏ, giống như được bọc bằng vật liệu đặc biệt. Duitsman cho rằng đó có khả năng là sợi gia cố nhựa (FRP), dạng vật liệu composite làm từ polymer ma trận, được gia cố bằng sợi thủy tinh hoặc carbon.

Ưu điểm chính của FRP là nhẹ hơn nhiều so với kim loại, trong khi vẫn chịu được áp suất rất lớn. Vật liệu này có tỷ lệ độ bền trên tỷ trọng cao gấp 10 lần nhôm, giúp giảm đáng kể khối lượng tên lửa mà không gây hư hỏng quả đạn trong quá trình phóng.

Tầng đẩy nhẹ sẽ giúp Triều Tiên tăng tầm bắn cũng như giảm trọng lượng cho tên lửa Pukguksong-2. Tên lửa nhẹ hơn có thể được dùng để gắn đầu đạn hạt nhân, tấn công các mục tiêu xa hơn.

dau-hieu-ten-lua-dan-dao-trieu-tien-da-dat-buoc-dot-pha

Những đường vân trên thân quả đạn Pukguksong-2. Ảnh: AP.

"Một phần cuộc duyệt binh nhằm cho thấy những công nghệ họ đang nghiên cứu chế tạo. Có thể không phải vũ khí đã biên chế, nhưng là những thứ họ đang tích cực sản xuất. Họ thể hiện hướng phát triển của mình", Duitsman khẳng định.

Đây là một chi tiết rất nhỏ, nhưng Duitsman cho biết Liên Xô và Mỹ từng đạt nhiều đột phá tương tự khi phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Nếu Triều Tiên ứng dụng được vật liệu composite cao cấp vào thiết kế tên lửa, họ có thể tiến bộ hơn nhiều so dự đoán.

Bình Nhưỡng vẫn gặp nhiều vấn đề trong việc phóng và điều khiển tên lửa. Tuy nhiên, họ có thể thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn vươn tới thủ đô Washington của Mỹ chỉ trong hai năm tới, Duitsman kết luận.

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.