Đấu khẩu quyết liệt, Trump - Clinton không bắt tay khi kết thúc tranh luận

Trump - Clinton đấu khẩu gay gắt về hàng loạt vấn đề. Họ thậm chí không bắt tay nhau cả khi bắt đầu và kết thúc tranh luận trực tiếp lần ba và cũng là lần cuối.

>>>Trump công kích Clinton: Bà mới là 'con rối'

>>>Trump - Clinton chuẩn bị bước vào cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng

Hai ứng viên không bắt tay khi kết tranh luận

Tranh luận kết thúc

Người điều phối cảm ơn Trump và Clinton đã tham gia cuộc tranh luận ứng viên tồng thống cuối cùng và tuyên bố kết thúc sự kiện.

Hai ứng viên không bắt tay nhau mà bắt tay người điều phối chương trình và xuống hàng ghế khán giả.

2016-10-20T024125Z-494876906-H-6048-4874
Ảnh: Reuters
2016-10-20T024256Z-472672472-H-6412-8862

Ảnh: Reuters

'Trong 10 kiếp nữa'

Ông Trump tuyên bố sẽ làm nhiều việc cho người Mỹ gốc Phi hơn những gì bà Clinton có thể làm "trong 10 kiếp nữa".

'Người đàn bà xấu xa'

Ông Trump gọi bà Clinton là một "người đàn bà xấu xa".

2016-10-20T023629Z-1660848286-1730-8375-

Ảnh: Reuters

Tranh luận về Obamacare

"Tôi sẽ giảm thuế. Chúng ta sẽ phát triển kinh tế", Trump trả lời khi được hỏi về cách ông quản lý các chương trình phúc lợi xã hội.

"Nhưng điều đó không hỗ trợ cho các quyền lợi", người điều phối xen vào, cố định hướng cho ứng viên đảng đân chủ quay trở lại câu hỏi.

"Nhìn chung sẽ hỗ trợ", Trump trả lời, trước khi công kích Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, tức Obamacare. Ông nói Obamacare là một thảm họa, sẽ bị tiêu diệt "bởi chính nó".

2016-10-20T023248Z-1907812959-2171-3796-

Các nhân viên văn phòng ăn trưa trước màn hình chiếu cuộc tranh luận tại một siêu thị ở Sydney, Australia. Ảnh: Reuters

Cỗ máy kinh tế khổng lồ

"Tại sao hai ông bà đều lờ đi vấn đề nợ quốc gia?", điều phối viên tranh luận nêu câu hỏi.

"Chúng ta đang đưa nói từ 1% lên 4%", ông Trump nói về GDP.

Tỷ phú dẫn dắt đến câu chuyện việc làm, "Thật đáng buồn", những nhà sản xuất người nước ngoài "đang lấy đi việc làm của người Mỹ".

Tỷ phú hứa hẹn sẽ tạo nên "cỗ máy kinh tế khổng lồ" cho Mỹ, bằng cách "đem việc làm trở lại" và huy động các lãnh đạo doanh nghiệp, những người "đàm phán vĩ đại nhất thế giới", thay vì thực hiện các cuộc tấn công mạng mang mục đích chính trị. 

Bà Clinton nói: "Khi tôi nghe Donald nói như vậy và tôi nghe khẩu hiệu: Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, tôi nghĩ ông ấy đã cho rằng nước Mỹ vĩ đại lúc nào?"

"Tôi chi trả cho mọi điều tôi đề xuất, tôi không làm tăng gánh nặng nợ quốc gia", bà nói.

"Chúng ta phải trở lại việc xây dựng lại tầng lớp trung lưu, những gia đình của Mỹ, đó là nơi sẽ giúp tạo nên tăng trưởng cho đất nước", bà nói.

Cựu ngoại trưởng cũng nhắc đến đoạn quảng cáo trong đó ông Trump chỉ trích cựu tổng thống Ronald Reagan hồi những năm 1980.

Trump cảnh báo về người tị nạn

Đề cấp tới Syria, Trump bắt đầu nói về việc người tị nạn Syria tràn vào Mỹ cũng như việc bà Clinton ủng hộ điều này.

"Hãy chờ xem những gì chúng ta sẽ phải chứng kiến trong những năm tới", ông nói.

Clinton đáp lời: "Tôi sẽ không để bất kỳ ai vào đất nước này mà chưa qua kiểm tra kỹ lưỡng" và kể cả "những người chúng ta không tin tưởng".

Clinton thảo luận về vùng cấm bay ở Syria

Tổng thống Obama từ chối lập vùng cấm bay ở Syria, người dẫn chương trình Wallace nói.

"Tôi nghĩ vùng cấm bay có thể giúp cứu nhiều người và thúc đẩy xung đột nhanh chóng kết thúc", Clinton nói, giải thích mục đích của vùng cấm bay là cứu người. Bà sẽ "giải thích rõ với phía Nga và Syria rằng vùng cấm bay là thứ vì lợi ích tốt nhất của người dân Syria".

2016-10-20T022547Z-265278035-H-3676-6619

Bà Clinton giở một trang trong cuốn sổ ghi chép của mình. Ảnh: Reuters

'Aleppo là một thảm họa'

Người điều phối chất vấn Trump về các bình luận trước đây của ông, nói rằng Aleppo đã sụp đổ.

"Aleppo là một thảm họa", Trump nói.

Chris Wallace nhắc nhở Trump rằng vẫn còn gần 250.000 người sống tại đó.

Người điều phối Chris Wallace. Ảnh: Reuters

Người điều phối Chris Wallace. Ảnh: Reuters

'Google Donald Trump Iraq'

Clinton kêu gọi khán giả truy cập Google để tìm kiếm những tuyên bố trước đây của Trump về Iraq.

Bình luận đầu tiên của Trump được cho là ông ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq năm 2003, trong khi đó, Trump liên tục khẳng định ông phản đối chiến tranh Iraq ngay từ những ngày đầu.

Media members listen to the third and final 2016 presidential campaign debate between Republican U.S. presidential nominee Donald Trump and Democratic U.S. presidential nominee Hillary Clinton at UNLV in Las Vegas, Nevada, U.S., October 19, 2016. REUTERS/Lucy Nicholson

Phòng truyền thông tại đại học Nevada. Ảnh: Reuters

"Những điều khủng khiếp"

Nhắc đến các email của John Podesta, người phụ trách chiến dịch tranh cử của bà Clinton, do Wikileaks công bố, ông Trump nói:

"John Podesta nói một vài điều kinh khủng về bà, và cậu bé, anh đã đúng. Podesta nói bà có bản năng thậm tệ". 

Trump nói về IS

"Tình trạng ở Mosul thật đáng buồn. Chúng ta từng có Mosul. Nhưng khi chúng ta rời đi, khi bà ấy rút tất cả lực lượng về, ta mất Mosul", ông Trump nói, đổ lỗi cho bà Clinton vì sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS).

"Điều gì đã xảy ra với yếu tố bất ngờ vậy?", Trump hỏi, nhắc đến việc tất cả các thủ lĩnh IS đều đã rời khỏi Mosul.

2016-10-20T022607Z-1687106774-8690-6205-

Ảnh: Reuters

Bộ binh ở Iraq

Clinton nói bà "cảm thấy được khích lệ" bởi lực lượng đặc nhiệm đang giúp đỡ binh sĩ Iraq nhưng không ủng hộ điều bộ binh đến nước này.

"Chúng ta cần theo dõi IS", Clinton cho biết, kêu gọi "tăng cường tình báo" để ngăn chủ nghĩa khủng bố phát triển trong nước.

2016-10-20T021700Z-1856281665-5799-9203-

Ảnh: Reuters

Giải Emmy bị dàn xếp?

Bà Clinton nói ông Trump bắt đầu than vãn rằng giải thưởng phim truyền hình Emmy bị dàn xếp khi ông không giành được giải.

"Bà ấy nên có một giải", Trump nói xen vào.

'Tâm trí bị đầu độc'

Người dẫn chương trình hỏi liệu ông Trump có chấp nhận kết quả bầu cử hay không.

"Tới thời điểm đó, tôi sẽ xem xét", Trump trả lời. "Những gì tôi nhìn thấy thật tồi tệ, truyền thông cũng tồi tệ... Chúng đầu độc tâm trí của cử tri nhưng không may cho họ cử tri đã nhìn thấu tất cả".

Người điều phối tiếp tục thúc ép Trump đi vào trọng tâm.

"Đến lúc thì tôi sẽ nói... Tôi sẽ để mọi người chờ trong hồi hộp".

2016-10-20T021540Z-1866053041-7820-7703-

Ảnh: Reuters

Chiến dịch chống lại Trump

Tỷ phú nói "bạn bè của các bạn ở Wall Street" đang trả tiền cho các chiến dịch chống lại ông.

Trump công kích quỹ Clinton

Trump nói quỹ Clinton là "một doanh nghiệp tội phạm", nhận tiền từ người Arab Saudi, chuyên hành quyết người đồng tính nam và không đối xử tốt với phụ nữ. Theo Trump, người dân Haiti "ghét" nhà Clinton.

"Bill và tôi đã giúp đỡ Haiti trong nhiều năm", bà Clinton nói, nhấn mạnh 90% số tiền trong quỹ Clinton đều "đi đến những nơi thiếu thốn".

Clinton nói bà "cảm thấy vui khi đưa ra so sánh với Quỹ Trump, chi tiền cho một bức chân dung của Trump". "Ai đã làm điều đó?", bà hỏi.

2016-10-20T021309Z-1715824397-4240-8165-

Ảnh: Reuters

'Đen tối và nguy hiểm'

"Một tầm nhìn đen tối và nguy hiểm", Clinton nói về các cuộc vận động tranh cử của Trump mà theo bà là rất bạo lực.

Trump phản bác, cho rằng tình trạng bạo lực tại các buổi vận động của ông có nguyên nhân từ bà Clinton.

2016-10-20T014009Z-1190666265-8716-9446-

Ảnh: Reuters

'Coi thường phụ nữ'

Bà Clinton dẫn lại lời ông Trump nhận xét về những người cáo buộc ông sờ soạng họ: "Nhìn cô ta kìa, Tôi không nghĩ vậy" hay "Đó không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi".

"Donald nghĩ coi thường phụ nữ khiến ông vĩ đại hơn", bà Clinton nói. "Đó là con người Donald. Tất cả phụ thuộc vào chúng ta để quyết định chúng ta là ai, đất nước chúng ta là gì. Hãy đứng lên và thể hiện rõ ràng điều ta kỳ vọng vào tổng thống tương lai của chúng ta".

2016-10-20T011651Z-1254995205-2429-2331-

Ảnh: Reuters

'Tôn trọng phụ nữ'

"Không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi", Trump nói.

Người điều phối chương trình phải yêu cầu đám đông trong khán phòng ngừng la ó, chế giễu.

"Mọi người, im lặng nào", ông nói.

'Bà ấy đưa IS đến cho chúng ta'

Ông Trump cáo buộc bà Clinton là người dẫn tới nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS). 

"Bà ấy sẽ chẳng tiêu diệt được ai cả", ông nói.

2016-10-20T020214Z-1278470152-4691-3833-

Ảnh: Reuters

'30 năm kinh nghiệm'

Clinton nhắc về quá khứ, so sánh những việc bà đã làm trong 30 năm trước với Trump.

Khi Clinton ở trong phòng tình huống giúp tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden, "ông ấy đang tổ chức chương trình Celebrity Apprentice (Học làm Ngôi sao)", bà nói. Ứng viên đảng Dân chủ tiếp tục nhắc đến việc Trump phải làm việc với Bộ Tư pháp trong những năm 1970 trong khi bà đấu tranh vì trẻ em.

Trump: Tất cả đều là giả dối

Trước câu hỏi tại sao 9 phụ nữ đưa ra cáo buộc ông quấy rối họ, Trump nói:

"Trước hết, những câu chuyện này là hầu hết đã bị vạch trần", rằng chiến dịch vận động tranh cử của bà Clinton đã tìm ra những người này.

"Tất cả đều là dối trá và được dàn dựng lên. Tôi thậm chí còn không nói lời xin lỗi với vợ mình, người đang ngồi đây, bởi vì tôi chẳng làm gì cả", ông nói.

Sau đó tỷ phú lên án bà Clinton và ông Obama đã tạo nên các cáo buộc, cũng như gây nên bạo lực trong cuộc mít tinh của ông ở Chicago đầu năm nay.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.