Đầu năm đi lễ chùa, xin 'lộc' chữ

(Baonghean.vn) - Không chỉ có tục đi lễ chùa, người dân huyện Yên Thành (Nghệ An) còn có một thói quen nữa là xin chữ đầu năm. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống của người dân quê lúa.

Trong không khí nhộn nhịp của hàng vạn du khách đi lễ chùa Gám (Xuân Thành - Yên Thành) vào ngày đầu năm, hình ảnh sư thầy Thích Chúc Khả cho chữ trước Thiền Viện đã mang lại một sinh khí đặc biệt, một nét đẹp văn hóa tâm linh điểm xuyết trong bức tranh toàn cảnh Tết ở quê lúa Yên Thành.

Sư thầy Thích Chúc Khả - viết thư pháp tại chùa Gám.
Sư thầy Thích Chúc Khả viết thư pháp tại chùa Gám.

Người đến xin chữ rất đông, nhưng đây là phong tục tốt đẹp, lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn nên người dân không ngại xếp hàng chờ đợi để được sư thầy tặng chữ. Sau khi người xin chữ chọn nội dung, chỉ 30 giây đến 1 phút, bàn tay uyển chuyển của sư thầy đã viết nên từng con chữ như phượng múa, rồng bay.

Ông Nguyễn Cần - một nhà giáo về hưu cho biết: “Trước đây Yên Thành có cụ Nguyễn Duy Đối - nhà thư pháp tài hoa hàng đầu xứ Nghệ, mỗi năm Tết đến, Xuân về, người đến xin chữ rất đông, nhưng cụ đã mất năm 2014. Đây thực sự là một mất mát lớn cho quê hương. Nhưng điều đáng mừng là năm nay có sư thầy Thích Chúc Khả ở Chùa Gám đã khơi dậy và tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống đó".

 Người đến xin chữ rất đông, nhưng đây là phong tục tốt đẹp lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn nên người dân không ngại xếp hàng chờ đợi để được sư thầy tặng chữ.
Người đến xin chữ rất đông, nhưng đây là phong tục tốt đẹp lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn nên người dân không ngại xếp hàng chờ đợi để được sư thầy tặng chữ.

Được biết, sư thầy Thích Chúc Khả viết được nhiều thể loại thư pháp, nhưng thầy chủ yếu viết bằng thư pháp Việt, theo sư thầy thì thư pháp Việt gần gũi, dễ cảm, dễ hiểu. Thư pháp Việt là một môn nghệ thuật và là một giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. Đó cũng là một nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt tinh thần của người dân Việt Nam.

Người đến xin chữ đủ mọi thành phần, đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề. Chữ được viết theo tâm nguyện của người xin, bày tỏ mong muốn về tài lộc, sức khoẻ, công danh... trong năm mới.  Ngoài ra nhiều người còn cho biết rằng: Nơi chốn Thiền Viện linh thiêng này xin được chữ của sư thầy đó là một điều may mắn.

Mẹ con cùng đi lễ chùa, xin chữ.
Mẹ con cùng đi lễ chùa, xin chữ.

Mỗi người mỗi ước vọng và gửi gắm những điều ấy vào những con chữ của thánh hiền mà họ đi xin về như một điều mong mỏi. Nhưng trên hết, việc xin chữ và cho chữ đầu Xuân là những điều tốt đẹp, mang giá trị nhân văn, không chỉ có giá trị đối với bản thân mà còn có ý nghĩa, ảnh hưởng tốt đến xã hội, tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ.

Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của người dân quê lúa Yên Thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

                                                                                                         Tiến Dũng

tin mới

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.