David Cameron - một trong ba thủ tướng Anh tồi tệ nhất

(Baonghean.vn) - Sau tất cả những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ thủ tướng, danh tiếng và vị trí lịch sử của thủ tướng Anh David Cameron dường như sẽ gắn liền với thất bại trong canh bạc Brexit diễn ra hồi tháng 6/2016.

Cựu thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức tại ngôi nhà số 10 phố Downing, sau kết quả trưng cầu dân ý về việc rời EU. Ảnh: Getty
Cựu thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức tại ngôi nhà số 10 phố Downing, sau kết quả trưng cầu dân ý về việc rời EU. Ảnh: Getty

Mới đây, đại học Leeds và công ty nghiên cứu thị trường Woodnewton Asociates đã tiến hành một cuộc khảo sát 82 giáo sư chuyên về lịch sử và chính trị Anh, trong đó yêu cầu xếp hạng đánh giá 13 vị cựu thủ tướng Anh kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Ông Cameron được đánh giá với tỷ lệ tín nhiệm khá thấp vì những vụ việc liên quan đến “chính sách đối ngoại và vị trí của nước Anh trên trường quốc tế” trong thời gian ông nắm quyền.

90% học giả cho rằng, canh bạc Brexit của ông Cameron là thất bại lớn nhất trong lịch sử các đời thủ tướng Anh, “kể từ khi thủ tướng Lord North để tuột mất Mỹ” và bị ép từ chức năm 1782.

Theo kết quả cuộc khảo sát được công bố ngày 13/10, với 67 điểm, ông Cameron trở thành thủ tướng tồi tệ thứ 3, chỉ sau Alec Douglas-Home, Thủ tướng Đảng Bảo thủ từ năm 1963 - 1964 và Anthony Eden, một lãnh đạo Đảng Bảo thủ khác từ năm 1955 - 1957.

Tuy nhiên, theo giáo sư Kevin Theakston của đại học Leeds: “Tùy thuộc tương lai Brexit sẽ đi tới đâu mà các sử gia và những nhà khoa học chính trị sẽ có thể có cái nhìn khác về nhiệm kỳ của ông Cameron và vị trí của ông trong bảng xếp hạng các thủ tướng”.

Theo đánh giá, danh sách 5 Thủ tướng được đánh giá có nhiệm kỳ thành công nhất:

1. Clement Atlee, Đảng Lao động, nhiệm kỳ 1945 - 1951

2. Margaret Thatcher, Đảng Bảo thủ, nhiệm kỳ 1979 - 1990

3. Tony Blair, Đảng Lao động, nhiệm kỳ 1997 - 2007

4. Harold Macmillan, Đảng Bảo thủ, nhiệm kỳ 1957 - 1963

5. Harold Wilson, Đảng Lao động, nhiệm kỳ 1964 - 1970 và 1974 - 1976

Thanh Hiền

(Theo Independent)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.