Đại hội Hội Khuyến học Nghệ An khóa V, nhiệm kỳ 2021 - 2026:

Đẩy mạnh thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

(Baonghean.vn) - Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội Khuyến học Nghệ An tiếp tục ghi dấu ấn với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn cho con em học sinh tỉnh nhà.
Nhìn lại những kết quả đã đạt được và đưa ra những nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, Báo Nghệ An phỏng vấn Tiến sĩ Trần Xuân Bí - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh.

P.V: Thưa ông, nhiệm kỳ 2016 - 2021 là một nhiệm kỳ đặc biệt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy vậy, bằng trách nhiệm và sự tận tụy, Hội Khuyến học Nghệ An đã có một nhiệm kỳ thành công với nhiều kết quả nổi bật. Ông hãy nêu bật những kết quả mà chúng ta đã đạt được?

Tiến sĩ Trần Xuân Bí: Như chúng ta đã biết, năm 2021 là năm thứ 23 Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An được thành lập. Dù thời gian hoạt động của Hội chưa dài nhưng đến nay Hội đã có hệ thống tổ chức từ tỉnh, đến huyện, thành, thị; xã, phường, thị trấn và cơ sở: khối, xóm, thôn, bản; dòng họ, trường học, doanh nghiệp, hội đồng hương... với 682.000 hội viên; tỷ lệ hội viên/dân số/ toàn tỉnh trên: 20,78 %, 460/460 xã, phường thị trấn đã có hội khuyến học.

Điều này cũng đã cho thấy, trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài đã được tỉnh, ban, ngành và chính quyền các địa phương hết sức quan tâm. Đặc biệt, Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác khuyến học của cả nước, được nhận nhiều bằng khen, giấy khen và mới đây nhất, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An là 1 trong 24 đơn vị của cả nước được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2016 - 2021.

Tiến sỹ Trần Xuân Bí và Hội Khuyến học tỉnh trao quà hỗ trợ cho học sinh nhần lễ phát động Tết khuyến học năm 2021. Ảnh: MH
Tiến sĩ Trần Xuân Bí và Hội Khuyến học tỉnh trao quà hỗ trợ cho học sinh nhân lễ phát động Tết Khuyến học năm 2021. Ảnh: MH

Để có được kết quả này, trong những năm qua, Nghệ An đã triển khai tốt các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với nhiều hình thức, nội dung phong phú, nhằm tập trung thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra.

Trong đó, nổi bật là đã tổ chức liên tục phong trào thi đua “Tết Khuyến học Nghệ An” nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là hoạt động vận động, phát triển các loại hình Quỹ khuyến học của các tổ chức Hội; trao học bổng, phần thưởng khuyến học cho các em học sinh giỏi các cấp; học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào thi đua “Tháng Khuyến học Nghệ An” đến nay cũng đã được tổ chức, triển khai qua 19 kỳ có ý nghĩa tiếp sức, động viên các em học sinh, sinh viên bước vào năm học mới.

Bên cạnh đó, các cấp hội cũng đã xây dựng và phát triển mạnh mẽ các mô hình học tập: Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập. Kết quả xây dựng và phát triển các mô hình học tập trong 05 năm triển khai đại trà Quyết định 281/2014/TTg so với các chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1360/2015/QĐ.UBND.VX cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra; đặc biệt, số dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập vượt chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt.

Các mô hình về gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập được xây dựng và phát triển sâu rộng trong tỉnh, có tác động làm sâu sắc thêm nhận thức và hành động của người dân và cán bộ về xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; có đóng góp thiết thực vào việc duy trì ổn định trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng dạy và học của sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường PT DTBT tiểu học Đoọc Mạy (Kỳ Sơn). Ảnh: MH
Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường PT DTBT Tiểu học Đoọc Mạy (Kỳ Sơn). Ảnh: MH

Qua tổng kết của các cơ sở thì thấy rõ, ở đâu các em học sinh được quản lý, học tập và rèn luyện nề nếp tốt, ở đó các cháu thành đạt, ít sa vào các tệ nạn xã hội, an ninh thôn xóm, địa bàn được bình yên hơn; ở đâu người lớn được tham gia học tập tiếp thu, chuyển giao khoa học, công nghệ, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được kịp thời thì ở đó, sản xuất được phát triển tốt hơn, đời sống người dân được nâng cao, thôn xóm được bình yên hơn...

Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Khuyến học đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo duy trì hoạt động tại các Trung tâm học tập cộng đồng; có trên 80% số Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, đạt loại khá trở lên. Đây là cơ sở phục vụ việc học tập suốt đời của người lớn trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội và hội viên thường xuyên được quan tâm. Tổ chức Hội Khuyến học các cấp luôn đổi mới, sáng tạo phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống, với loại hình tổ chức Hội ở từng địa phương.

Công tác khuyến học đã góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên toàn tỉnh. Ảnh: Đức Anh
Công tác khuyến học đã góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên toàn tỉnh. Ảnh: Đức Anh

Nhờ những nỗ lực của các cấp hội đã góp phần xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả các loại hình Quỹ khuyến học. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh vận động được trên 46 tỷ đồng thì con số này năm 2020 là trên 69 tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh vận động được 54 tỷ đồng. Tổng số Quỹ khuyến học các cấp Hội vận động được cả giai đoạn 2016 - 2021 là trên 369,8 tỷ đồng; số học bổng đã trao cả giai đoạn là trên 200 tỷ đồng; tổng số lượt học sinh, sinh viên được nhận học bổng trên 1.072.000 lượt; bình quân kinh phí quỹ vận động được đồng/người/năm là 22.500 đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội IV đề ra (20.000 đồng).

Nhiệm kỳ qua, Hội cũng đã làm tốt công tác thông tin - truyền thông và phối hợp, liên kết với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp - nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân cùng chung tay làm khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Thông qua các hoạt động khuyến học, khuyến tài của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp..., nhiều cơ sở vật chất, khu nội trú học sinh, cơ sở trường lớp, phần thưởng học bổng… đã được đầu tư, xây dựng và trao tặng cho các em học sinh trong tỉnh. Đây là nguồn lực xã hội to lớn, có giá trị nhiều tỷ đồng, thiết thực cổ vũ, động viên việc dạy và học của thầy giáo, cô giáo và con em học sinh tỉnh nhà, đặc biệt đối với các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng bãi ngang có đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn.

P.V: So với nhiều địa phương khác, Nghệ An là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được của công tác khuyến học là rất đáng trân trọng. Vậy, nhờ đâu chúng ta đạt được những thành tựu này?

Tiến sỹ Trần Xuân Bí: Như chúng ta đã biết, Nghệ An là tỉnh có truyền thống hiếu học, vì thế nhiều năm nay, việc học luôn được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, tích cực tham gia học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em tới trường, học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt.

Những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc; các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tích cực tham gia, cùng chung tay làm khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Về phía Hội Khuyến học cũng đã thường xuyên tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự giúp đỡ, phối hợp của MTTQVN các cấp; các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp - nhà tài trợ hảo tâm… trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động khuyến học. Đây cũng là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho mọi thắng lợi của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Trao tặng Quỹ khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó ở huyện Thanh Chương. Ảnh: MH
Trao tặng Quỹ Khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó ở huyện Thanh Chương. Ảnh: MH

Chúng ta cũng đã thường xuyên đẩy mạnh các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, như: Xây dựng và phát triển các Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập; Tết Khuyến học, Tháng Khuyến học. Đồng thời, luôn coi trọng công tác sơ kết, tổng kết các phong trào này, khen thưởng, động viên, nhân rộng kịp thời các điển hình tiên tiến làm cho hoạt động khuyến học phát triển vững chắc và tạo động lực để hoạt động khuyến học được phát triển sâu rộng từ tỉnh xuống cơ sở.

P.V: Công tác khuyến học, khuyến tài đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn. Vậy, trong nhiệm kỳ tới, Hội Khuyến học Nghệ An sẽ có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả, hoạt động?

Tiến sĩ Trần Xuân Bí: Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của Hội Khuyến học các cấp là: Cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các tổ chức Hội Khuyến học đang được nghiên cứu, sửa đổi hướng đến đổi mới, thống nhất trong cả nước; Sự nghiệp đổi mới toàn diện hoạt động Giáo dục và Đào tạo đang diễn ra quyết liệt hàng ngày. Hoạt động xây dựng xã hội học tập ở nước ta bước sang giai đoạn mới với yêu cầu cao hơn và đa dạng hơn. Tất cả những sự kiện lớn vừa là cơ hội, vừa là thách thức kể trên đòi hỏi các hoạt động của Hội phải nhanh chóng thích ứng, đổi mới để có bước phát triển vững chắc và có đóng góp thiết thực cho sự nghiệp trồng người của tỉnh, của đất nước.

Giờ đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Đồng - Tân Kỳ. Ảnh: Đức Anh
Giờ đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Đồng - Tân Kỳ. Ảnh: Đức Anh

Từ thực tế trên, bước sang nhiệm kỳ mới, Hội Khuyến học Nghệ An tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt vai trò nòng cốt, liên kết tham mưu và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, cần tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân ta và những kết quả đạt được của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để đưa các hoạt động khuyến học đi vào chiều sâu, phát triển mạnh mẽ các phong trào thi đua xây dựng và phát triển gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, công dân học tập.

Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng tôi cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cần phải thực hiện, đó là tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, tư vấn, nhất là tham mưu với tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho hoạt động của hội khuyến học các cấp, đặc biệt là hoạt động của tổ chức Hội ở cấp cơ sở. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động xã hội cùng làm khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phát triển các tổ chức Hội và hội viên, phát triển và sử dụng có hiệu quả các loại hình Quỹ Khuyến học; đẩy mạnh các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

P.V: Xin cảm ơn Tiến sĩ!

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.