Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
Chương trình Xây dựng nông thôn mới mặc dù thời gian qua được triển khai tích cực, nhưng qua đợt kiểm tra gần đây cho thấy nguồn lực đầu tư cho chương trình còn hạn chế.
Sau một năm triển khai thực hiện Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ, công tác chỉđạo, lãnh đạo của các cấp uỷ chính quyền đã có sự quan tâm.
Toàn tỉnh có 100% huyện, thành, thị tổ chức triển khai các nội dung. Đã hoàn thành các bước thành lập ban chỉđạo, tổ giúp việc cấp huyện & cấp xã; Ban giám sát cộng đồng; tổ chức triển khai, tập huấn công tác điều tra hiện trạng n΄ng th΄n tại 435 xã. UBND tỉnh đã phân khai 77.855 triệu đồng vốn hỗ trợ của Trung ương cho công tác quản lý và tuyên truyền, qui hoạch và đầu tư phát triển.
Công ty CP cao su Nghệ An tích cực ươm giống phát triển cây cao su.
Trong đó, vốn qui hoạch 44.650 triệu đồng, đầu tư phát triển 13.600 triệu đồng bố trí cho 21/23 xã của huyện điểm Nam Đàn. Ban chỉđạo các huyện, thành, thị cũng đãcơ bản hoàn thành công tác điều tra đánh giá hiện trạng nông thôn theo đúng tiến độ, đang tích cực triển khai công tác qui hoạch.
Đến nay, đã có 381/435 xã của 19 huyện, thị ký hợp đồng với 23đơn vị tư vấn triển khai qui hoạch 44 xã điểm vàlấy ý kiến thẩm định lần một 33 xã, thẩm định lần hai 9 xã. Có 5 xã đã được phê duyệt quy hoạch là: Hưng Tây, Hưng Thắng (Hưng Nguyên); Nghi Trung, Nghi Đồng, Nghi Kiều (Nghi Lộc). Ban chỉđạo TƯđánh giá Nghệ An là một trong những tỉnh triển khai chương trình sớm và tích cực.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra thì công tác tuyên truyền, vận động chưa đúng mức, công tác điều tra khảo sát nông thôn chậm, chất lượng chưa cao. Qua kiểm tra của ngành chuyên môn, công tác lãnh đạo, chỉđạo thiếu tập trung thống nhất.
Ví như cơ cấu trưởng ban chỉđạocó nơi bí thư, nơi chủ tịch, cá biệt một số huyện bố trí phó chủ tịch dẫn tới chưa tạo ra sức mạnh trong triển khai thực hiện. Đơn vị tư vấn qui hoạch thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. Toàn tỉnh có 23 đơn vị tư vấn qui hoạch phải đảm nhận công việc của 435 xã nên đã xảy ra tình trạng một số nơi sau ký hợp đồng, đơn vị tư vấn làm ngược không tổ chức khảo sát, đo đạc ngoại nghiệp mà chỉ xào xáo số liệu cũ làm cho chất lượng qui hoạch rất hạn chế.
Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho chương trình quá ít, trong khi chưa có cơ chếhuy động từnguồn đấu giá đất để lại 70% phục vụ chương trình. Kinh phí phân bổ theo Quyết định 1036 của UBNDtỉnh chưa phù hợp, nhất là kinh phí qui hoạch chưa có căn cứ, chưa hợp lý giữa các vùng miền. Kinh phí phục vụ sản xuấtmỗi xã 50 triệu là quá ít nên hầu hết các xã không thực hiện được.
Hoặc các xã chọn làm điểm nhưng lại không bố trí vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Cấp xã chưa đủđiều kiện và khả năng đểđào tạo, tập huấn nhưng lại bố trí kinh phí đào tạo; việc thẩm định qui hoạch lúng túng... gây nên những trở ngại làm cho chương trình thực hiện chậm và kết quả mang lại rất hạn chế.
Ông Nguyễn Hồ Lâm, Phó Chi cục Phát triển nông thôn cho rằng: Để góp phần đẩy nhanh tiến độ, tỉnh cần tạo điều kiện các huyện được quyền chỉđịnh cáctổ chức, cá nhân là cán bộ các phòng, ban cấp huyện, xã có năng lực và khả năng liên kết với nhau để thực hiện c΄ng tác qui hoạch.
Các đơn vị làm tư vấn qui hoạch mở ngay lớp tập huấn cho cán bộ huyện vềthẩm định qui hoạch; rút gọn c΄ng tác qui hoạch theo hướng: định hướng, định vị, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện qui hoạch đã có. Nên có chủ trương bố trí kinh phí qui hoạch theo tiêu chí (dựa trên cơ sở diện tích tự nhiên, số dân cư, số th΄n bản, tính phức tạp khó khăn) và hỗ trợ thêm cho các huyện khó khăn không thuộc diện 30a... Đối với công tác lập qui hoạch hiện rất chậm, đểđẩy nhanh tiến độ nên tỉnh cần có chủ trương cho phép vừa qui hoạch vừa tiến hành lập kế hoạch.
Thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Vì vậy, trưởng ban chỉđạo cấp huyện, xã phải là người đứng đầuchính quyền của địa phương đó.
Văn Đoàn