Để phong trào "Ba đủ" có sức lan tỏa
Bắt đầu từ năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT phát động phong trào "Ba đủ": đủăn, đủ mặc, đủ sách vởđến trường, với mục tiêu giúp học trò nghèo có điều kiện đến trường, yên tâm học tập. Đến nay, phong trào đã có những hiệu quả thiết thực, được xã hội quan tâm, hưởng ứng.
Tháng 10-2010, Trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 phát động giáo viên, học sinh, phụ huynh toàn trường quyên góp áo quần, sách vở, đồ dùng học tập và tiền mặt để hỗ trợ học sinh nghèo huyện vùng cao Quỳ Châu. Sau gần 2 tháng phát động, nhà trường đã quyên góp được 1.000 bộđồng phục, áo ấm cùng 4 triệu đồng tiền mặt.
Toàn bộ số hàng trên được phân loại theo kích cỡ, được đóng gói kỹ càng và đích thân Ban Giám hiệu nhà trường thuê xe áp tải lên Châu Bình (Quỳ Châu). Món quà đầy ý nghĩa đã đến tận tay các học sinh nghèo.
Giờ chơi của các em học sinh Trường Tiểu học Nga My (Tương Dương). |
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 chia sẻ: Món quà tuy nhỏ, nhưng là tấm lòng thơm thảo, nghĩa tình của thầy, trò, phụ huynh nhà trường, mong muốn sẻ chia phần nào những khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh vùng cao... Năm học trước, trường cũng đã vận động được 500 bộ áo quần, 500 cuốn vở tặng học sinh nghèo ở khu tái định cư Thanh Chương".
Năm học 2008-2009, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, vì cái đói, cái nghèo mà rất nhiều học sinh bỏ học. Cuối năm học đó, phòng Giáo dục huyện đã phát động mỗi thầy, cô giáo trích từ tiền lương của mình 15.000đđể mua gạo hỗ trợ học sinh nghèo đến trường.
Việc làm đầy ý nghĩa đó được các thầy cô giáo hưởng ứng tích cực. Trung bình mỗi năm, ngành vận động được hàng trăm triệu đồng, mua hàng chục tấn gạo hỗ trợ cho hàng ngàn học sinh nghèo. Nhờđó, tỷ lệ học sinh bỏ học vì đói nghèo trên địa bàn huyện giảm hẳn.
Còn ở huyện Con Cuông, học kỳ I năm học 2010 - 2011, Công đoàn ngành Giáo dục đã phát động phong trào "Ba đủ", kêu gọi tất cả cán bộ, giáo viên của 48 trường học trong huyện bớt một phần thu nhập ủng hộ các em học sinh nghèo.
Tính đến hết tháng 1-2011, đã vận động được gần 59 triệu đồng tiền mặt, 7.300 bộ quần áo, 170kg gạo, 800 quyển sách giáo khoa, 2 chiếc xe đạp giúp cho 465 em học sinh nghèo là người dân tộc thiểu sốđến trường. Nhờđó, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng trong quý I năm 2011 chỉ chiếm 1,54% (năm 2010 là 2,78%).
Không chỉ có sức lan toả trong ngành Giáo dục, mà phong trào "Ba đủ" còn nhận được sự quan tâm, chung tay của các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ... và đặc biệt của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.
Tiêu biểu là chương trình "Thắp sáng ước mơ" của VNPT, tặng học bổng của viễn thông Viettel, Công ty sữa Vinammilk... Tính đến đầu năm học 2010-2011, toàn tỉnh đã vận động được 2.500 suất quà, trị giá khoảng 1,8 tỷđồng. Cuối học kỳ I năm học 2010-2011, trong số 900 học sinh bỏ học thì chỉ có 298 em là do nguyên nhân gia đình khó khăn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phong trào "Ba đủ", sự phối hợp giữa ngành Giáo dục với các tổ chức đoàn thể chưa thật sự chặt chẽ, chưa có kế hoạch cụ thể nên dẫn đến sự chồng chéo, hiệu quả mang lại chưa cao.
Có nhiều trường, nhiều vùng đồng thời nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân, nhưng có nhiều nơi vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn. Thứ nữa, do chưa có sự chỉđạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá nên việc thực hiện phong trào "Ba đủ" ở cơ sở còn "mạnh ai nấy làm" có nơi lâm vào tình trạng "đánh trống bỏ dùi"...
Tỉnh ta có tới 11 huyện miền núi và hàng trăm xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đối mặt với nguy cơ bỏ học nhiều, do đó, phong trào "Ba đủ" là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.
Thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả hơn phong trào "Ba đủ", ngành GD và ĐT cần rà soát, lập danh sách đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Mặt khác, tham mưu với các cấp chính quyền, phối hợp các tổ chức, cá nhân quyên góp ủng hộ giúp các em đến trường.
Đặc biệt, các địa phương cần thực hiện "Ba đủ" một cách sáng tạo, với nhiều hình thức phong phú như: Gắn với việc phổ cập giáo dục, giao nhiệm vụ cho ban chỉđạo xóa đói, giảm nghèo.
Các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Khuyến học, MTTQ rà soát và hỗ trợ theo địa chỉ cụ thể những học sinh khó khăn, để các em có cơm ăn, áo mặc, sách vở học tập. Song song với đó, ngành Giáo dục cần tham mưu cho UBND tỉnh về việc ban hành văn bản thực hiện chủ trương này, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp, chia sẻ, hỗ trợ học sinh nghèo.
Thanh Phúc