Để sản phẩm mây tre đan vùng cao thành hàng lưu niệm

(Baonghean) - Với các bà con dân tộc Thái, Khơ Mú ở huyện Quế Phong, đan lát mây tre là nghề truyền thống. Từ những cây mây mọc trong rừng sâu, dưới bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ, các sản phẩm như ép đựng xôi, mẹt, thúng, mâm, tủ, ghế... lần lượt ra đời nhằm phục vụ đời sống hàng ngày. Ở huyện Quế Phong, rất nhiều người giữ được nghề đan. Nhiều năm trước, ông Lô Hải Truyền, ở bản Na Ngá, xã Mường Nọc, chỉ đan mây làm ra các vật dụng cho gia đình, cũng như tặng cho con cháu. Nhưng đến năm 2010, ở Lễ hội Đền Chín Gian, các sản phẩm mây tre đan do ông làm được trưng bày tại gian hàng giới thiệu sản phẩm địa phương. Tại đây, du khách rất thích thú các sản phẩm mây tre đan tinh xảo do ông làm ra và đặt hàng số lượng lớn. 

Ông Truyền cho biết: “Khách trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh đến đặt hàng mây tre đan làm quà tặng rất nhiều, có dịp làm không kịp. Nghề mây tre đan đã cho tôi thu nhập 6 - 7,5 triệu đồng/tháng. Một chiếc ghế mây có giá từ 100 -150 ngàn đồng hay một cái mâm mây có giá lên đến 1,5 – 2 triệu đồng. Chính vì thế những sản phẩm từ mây đan khó cạnh tranh với thị trường. Thứ đến, quy mô sản xuất của gia đình và các hộ lân cận còn nhỏ nên sản xuất không đáp ứng nhu cầu đặt hàng. 
Thiếu nguyên liệu sản xuất cũng là lý do khiến làng nghề đan lát nức tiếng Na Nhắng, xã Tiền Phong (Quế Phong) rơi vào nguy cơ mai một. 55 hộ dân Khơ Mú ở bản Na Nhắng đều có kỹ thuật đan rất tốt với những bí quyết gia truyền riêng về cách chọn mây, cách phơi mây. Những năm trước, khi cây mây rừng còn dễ tìm, hàng mây tre đan của Na Nhắng sản xuất nhiều, bán chạy đã giúp cho bà con tăng thu nhập. Nhưng giờ đây, mây non trong rừng không mọc kịp nên sản phẩm làm ra ngày càng ít. 
Bà Cụt Thị Tuyết (bản na Nhắng, xã Tiền Phong) với các sản phẩm mây tre đan.
Bà Cụt Thị Tuyết (bản na Nhắng, xã Tiền Phong) với các sản phẩm mây tre đan.
Ông Nguyễn Đình Kiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, cho biết: “Năm 2011, UBND xã thí điểm cung cấp hơn 2.000 cây mây nếp giống cho 6 hộ dân trồng và chăm sóc. Việc trồng mây nhằm giải quyết tình trạng phụ thuộc nguyên liệu từ rừng của bà con. Thế nhưng, do không chăm sóc tốt nên những cây mây trồng chỉ còn vài gốc cằn cỗi”.
Còn tại huyện Tương Dương, việc trồng mây nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho nghề đan lát đã được các cấp, ngành quan tâm. Cách đây vài, ba năm, lãnh đạo huyện miền núi này đã ra tận Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc để tham quan học hỏi và lấy giống mây. Cây mây trồng hợp với vùng đất Tương Dương, cơ bản đã cung ứng được phần nào nguyên liệu cho người sản xuất. Đến năm 2014, huyện đã thành lập được 1 hợp tác xã, 2 nhóm hộ dân sản xuất mây tre đan ở các xã Tam Đình, Yên Na và Yên Hòa. Các sản phẩm mây tre đan ở các tổ hợp này làm ra cơ bản tiêu thụ tốt, không để tồn đọng.
Mặc dù vậy, sản phẩm mây tre đan ở Tương Dương chưa trở thành mặt hàng lưu niệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Dẫu có nhiều cố gắng nhưng mây tre đan chưa vượt qua được các trở ngại: Giá thành sản phẩm cao; số lượng sản xuất ra chưa nhiều; khi doanh nghiệp đặt hàng với số lượng lớn thì nguyên liệu không cung ứng đủ; cùng đó, chưa có đầu ra ổn định lâu dài nên người dân vẫn đan lát theo kiểu tự nhiên “thích đan cái gì thì đan”, chưa có tổ chức từ thiết kế mẫu mã, sản xuất và tiêu thụ.
Bao giờ mây tre đan thành sản phẩm lưu niệm ở các điểm du lịch và đem lại hiệu quả kinh tế cao? Ông Lương Thanh Hải, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho rằng: Để nghề mây tre đan vùng cao phát triển, tạo sản phẩm phục vụ du lịch, bà con nhân dân cần tích cực trồng mây để chủ động nguồn nguyên liệu;  phải đẩy mạnh giới thiệu, kết nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh, các tour du lịch...
Thanh Sơn

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.