Đến nơi hẻo lánh nhất hành tinh, kết nối với bên ngoài bằng 1 chiếc điện thoại

Ngôi làng hẻo lánh nhất hành tinh nằm khuất giữa dãy núi Himalaya, lọt thỏm giữa Kalihani và Thamsar ở Ấn Độ. Nơi đây kết nối với thế giới bên ngoài bằng duy nhất chiếc điện thoại vệ tinh.
Bara Bangal, ngôi làng xa xôi hẻo lánh nhất của Ấn Độ, nằm kẹp giữa hai con đèo Kalihani (ở độ cao 4.800 m) và Thamsar (ở độ cao 4766m), gần dòng sông Ravi. Ngôi làng hiện là nơi sinh sống của người dân thuộc bộ lạc Gaddi.
Hành trình khó khăn khi tới làng Bara Bangal. Trong hình là con đường phủ ngập tuyết dẫn tới đèo Kalihani hướng về làng.
Hành trình khó khăn khi tới làng Bara Bangal. Trong hình là con đường phủ ngập tuyết dẫn tới đèo Kalihani hướng về làng.
Người đàn ông chăn dê đang ngồi hút thuốc trước cửa động để “giết” thời gian. Ông chờ thời tiết quang đãng hơn mới đi tiếp.
Người đàn ông chăn dê đang ngồi hút thuốc trước cửa động để “giết” thời gian. Ông chờ thời tiết quang đãng hơn mới đi tiếp.
Do vị trí địa lý nên việc đi lại tới làng Bara Bangal đặc biệt khó khăn. Người dân quanh năm hầu như ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vào mùa hè, ngựa là phương tiện di chuyển chủ yếu của họ. Thứ duy nhất liên lạc với cuộc sống hiện đại của người Gaddi là chiếc điện thoại vệ tinh do Chính phủ cài đặt và chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Hình ảnh ngôi làng hẻo lánh thấp thoáng dưới chân núi.
Hình ảnh ngôi làng hẻo lánh thấp thoáng dưới chân núi.
Nét cổ kính hiện rõ trên từng nếp nhà.
Nét cổ kính hiện rõ trên từng nếp nhà.
Truyền thuyết kể lại rằng, làng Bara Bangal được lập nên nhờ các chiến binh từng phục vụ cho Alexander đại đế. Nét cổ kính trong làng xuất hiện khắp mọi nơi, trên những mái nhà, con đường nhỏ cho tới bức tường đá rêu phong bám vào vách núi.
Một người phụ nữ pha trà mời khách. Khi được mời mà du khách từ chối, chủ nhà sẽ phật ý
Một người phụ nữ pha trà mời khách. Khi được mời mà du khách từ chối, chủ nhà sẽ phật ý.
Sanju, một người dân bản địa mang đàn dê đi nghỉ ngơi sau chặng đường vượt đèo Thamsar
Sanju, một người dân bản địa mang đàn dê đi nghỉ ngơi sau chặng đường vượt đèo Thamsar.
Đường xá đi lại khó khăn và những người dân rất mến khách nếu có người lạ tới thăm làng. Bạn sẽ được người bản địa mời trà và dùng bữa. “Đây là truyền thống trong làng. Nếu khách được mời mà không ở lại, chủ nhà sẽ phật ý”, một người dân trong làng chia sẻ.
Theo dantri.com.vn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.