Đến Trường Sa đá bóng và tập bơi
Ở đất liền, bạn có thể có nhiều sự lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sở thích. Ở Trường Sa thì ngược lại, phần do thời tiết khắc nghiệt, nắng, gió, mưa dông, sóng biển ngày đêm ầm ào, phần do sân bãi hạn chế. Nhưng không vì thế mà niềm đam mê thể thao, phong trào rèn luyện thân thể bị giảm sút, mà xem chừng còn sôi động hơn ở đất liền.
Ởđất liền, bạn có thể có nhiều sự lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sở thích. Ở Trường Sa thì ngược lại, phần do thời tiết khắc nghiệt, nắng, gió, mưa dông, sóng biển ngày đêm ầm ào, phần do sân bãi hạn chế. Nhưng không vì thế mà niềm đam mê thể thao, phong trào rèn luyện thân thể bị giảm sút, mà xem chừng còn sôi động hơn ởđất liền.
Để thỏa mãn sở thích của mình, các anh lính hải quân ởđảo Trường Sa Lớn đã chọn ngay đường băng làm sân bóng đá và bóng chuyền. Chứng kiến các anh chơi bóng mới thấy được sựđam mê, có lúc mỗi bên lên tới hơn 20 cầu thủ, cứ ai muốn là vào chơi, không thể chờđợi người khác mệt để vào thay thế.
Các đảo nhỏ hơn như Nam Yết, Sinh Tồn, Tiên Nữ... thì chơi bóng chuyền, tập tạ, chơi cờ tướng. Còn ở các đảo chìm - nhà dàn DK1, tứ bề là biển cả mênh mông thì môn bơi lại là chủ yếu.
Lấy đường băng làm sân bóng ởđảo Trường Sa Lớn.
Mỗi khi có các đoàn công tác đến thăm, kiểm tra đảo, là dịp để các anh có điều kiện tổ chức các giải đấu giao hữu. Về kỹ thuật thì... còn tùy, nhưng về sức khỏe, sự dẻo dai thì không ai địch nổi các chiến sỹ bởi họđã được tôi luyện dưới cái nắng, cái gió của biển cả.
Các anh cho biết, không phải lúc nào cũng tổ chức được các giải thi đấu giao hữu. Từ tháng 6 trởđi, ngay cảđá bóng cũng khó vì mưa, gió và sóng biển. Nhiều hôm thèm quá, các anh đội cả mưa chơi bóng.
Theo thượng tá Nguyễn Hữu Lục - đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn thì ngoài mục tiêu vui chơi, sinh hoạt tinh thần các môn thể thao cũng là hoạt động nằm trong chương trình rèn luyện thể chất, huấn luyện thể lực sẵn sàng chiến đấu cho các chiến sỹ. Vì thế, những chiến sỹở Trường Sa đều là những tay bơi cự phách.
Đức Chuyên - Công Sáng