Dệt tình quê hương

(Baonghean) - Những ngày cuối năm, ngược rừng lên huyện biên giới Kỳ Sơn  hòa mình vào không khí sôi nổi, vui tươi của đồng bào các dân tộc trong Hội thi Văn nghệ - Thể thao các làng văn hóa; được nghe tiếng cồng chiêng rộn ràng, tiếng khèn, tiếng pí ngân vang và tiếng lòng náo nức lan tỏa khắp các bản làng...

Thị trấn Mường Xén rực rỡ cờ hoa và biểu ngữ ; với đồng bào nơi đây, hội thi là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tạo không khí sôi động để đón chào năm mới Dương lịch (2015). Thời điểm chúng tôi có mặt, hội thi đang được tổ chức tại cụm 2, bao gồm Thị trấn Mường Xén và các xã Phà Đánh, Tà Cạ, Tây Sơn và Nậm Cắn. 
Tiết mục văn nghệ của xã Tà Cạ.
Tiết mục văn nghệ của xã Tà Cạ.
Tại Sân vận động huyện và Nhà văn hóa Việt - Lào (Mường Xén), các môn thi đấu thể thao diễn ra hết sức sôi động với các môn cổ truyền, mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao như: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn... Cùng với đó là các môn thể thao truyền thống, những trận đấu bóng chuyền nam diễn ra kịch tính, các đội bóng đều quyết tâm khẳng định mình... Nhưng hấp dẫn và cuốn hút đông đảo khán giả tới cổ vũ là phần thi văn nghệ. Bởi lẽ, đây là sân chơi để các nghệ nhân và diễn viên đến từ các bản, làng văn hóa thể hiện năng khiếu và niềm say mê văn hóa - văn nghệ.
Không đưa vào thể lệ, nhưng hầu hết những tiết mục được các đội lựa chọn đều mang đậm dấu ấn bản sắc của núi rừng và bản, làng biên giới Kỳ Sơn. Với đồng bào Thái, là tiết mục múa xòe, nhảy sạp và hát khắp, hát xuối và hoạt cảnh “Hội cầu mùa”. Còn với đồng bào Mông, không thể thiếu những bộ trang phục sặc sỡ cùng làn điệu cự xia, điệu múa ô duyên dáng và những tiết mục rộn ràng không khí mùa Xuân. Với người Khơ mú thì dứt khoát phải có làn điệu tơm và tiết mục múa, hoạt cảnh “Mừng nhà mới”; và còn nữa là những lời ca mang âm hưởng từ những điệu hò, ví, giặm của đồng bào Kinh... Tất cả làm nên sự đặc sắc, hòa quyện, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em.  
Đến với đêm hội giao lưu văn nghệ, khán giả còn được thưởng thức những tiết mục hấp dẫn đến từ các làng, bản văn hóa của các xã Tà Cạ, Phà Đánh và Tây Sơn. Trong đó, phải kể đến tiết mục múa khèn Mông của đội văn nghệ bản Sơn Hà (Tà Cạ). Những bước đi uyển chuyển, sự phối hợp nhịp nhàng trong điệu múa của các cặp đôi nam nữ đã làm nên vẻ đẹp của một cộng đồng thường sinh sống trên những ngọn núi cao. Còn các cô gái Mông đến từ xã Tây Sơn lại chinh phục mọi người bằng điệu múa với tiết tấu nhanh và mạnh, thể hiện sự khỏe khoắn và giàu sức sống.
Xã Phà Đánh mang đến đêm hội những màn múa và bộ trang phục truyền thống, thể hiện nét tinh tế, dịu dàng và duyên dáng của người phụ nữ dân tộc Thái. Những nghệ nhân và diễn viên của các làng bản ngày thường đôi chân quen với việc xuống suối, lên nương, đôi tay quen với việc gặt hái, tỉa bắp nhưng khi lên sân khấu vẫn toát lên vẻ mền mại, nhịp nhàng trong từng điệu múa. Lời ca cất lên ngọt ngào, sâu lắng và chan chứa tình đời, tình người. Điều đáng nói nữa là chương trình của các đơn vị tham gia đều có sự đầu tư công phu, góp phần làm nên chất lượng và sự thành công của hội thi. 
Đây là lần thứ 3, huyện Kỳ Sơn tổ chức Hội thi Văn nghệ - Thể thao các làng văn hóa, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị giữ vững danh hiệu này. Đồng thời, qua đó, đồng bào có cơ hội bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca, dân vũ của tổ tiên truyền lại; bồi đắp đời sống tâm hồn, tình cảm cho thế hệ sau, để lớp trẻ nối tiếp được mạch nguồn văn hóa của dân tộc mình.
Hội thi còn góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết cộng đồng làng bản, đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. Ông Moong Thái Nhi - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Kỳ Sơn cho biết: “Rút kinh nghiệm 2 lần trước tổ chức vào tháng 4, lần này chúng tôi có sự điều chỉnh về thời điểm tổ chức hội thi vào dịp cuối năm. Thời điểm này, bà con đã xong công việc nương rẫy, thời tiết khá lý tưởng cho việc thi đấu thể thao và biểu diễn văn nghệ, nên chất lượng hội thi tăng lên đáng kể”.
Bài, ảnh: Tường Anh

tin mới

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.