Đi tìm giống nếp tiến vua

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Nếu như miền Bắc nổi tiếng với nếp cái hoa vàng Kinh Môn, nếp Tú Lệ Yên Bái, nếp cẩm Điện Biên; miền Nam vang danh với nếp ngỗng, nếp sáp Đồng Tháp Mười; thì ở miền Trung, nếp rồng một thời được trồng nhiều trên đất Nghệ - Tĩnh là giống nếp tiến vua thơm ngon nức tiếng gần xa. Về quê lúa Yên Thành (Nghệ An), vẫn nghe râm ran chuyện nếp rồng như thể những hạt trắng mẩy nồng nàn thơm hương ấy chưa bao giờ thất truyền trên đất này…
Cánh đồng lúa xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Phước Anh

Cánh đồng lúa xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Phước Anh

Gánh nếp rồng lên kinh

“Thân không bằng hạt nếp rồng/ Hai vai bầm tím mà trông kinh kỳ” - hai câu thơ trong nhật trình “Gánh nếp rồng lên kinh” được “nhà Nghệ học” Ninh Viết Giao ghi lại trong cuốn “Nghệ An đất phát nhân tài”, đã dẫn dụ tôi về miền quê lúa Yên Thành. Tôi quyết định “làm” một hành trình ngẫu nhiên, để ăm ắp cảm nhận về đất và người ở vùng đất đậm đặc nét văn hóa của nền văn minh lúa nước này; và gắng gom nhặt những ký ức tích cũ chuyện xưa hoài niệm về giống lúa một thuở lặn vào cùng số phận con người…

Chuyện rằng, Vua thời Nguyễn từng có chỉ dụ cho các địa phương trồng được các giống gạo tẻ, gạo nếp thơm ngon đều phải đem nộp lên triều đình. Ròng rã nắng mưa “canh” nếp, hàng năm đến vụ gặt, dân xứ Nghệ phải lựa những hạt mẩy đều, tròn chắc, bóng bẩy trắng thơm để cung tiến. Khi cân đủ số lượng triều đình quy định, làng xã cử ra những thanh niên trai tráng khỏe mạnh nhất để rồng rắn gánh gồng cõng nếp tiến vua.

Nếp thì thơm ngon tuyệt hảo, song người trồng nếp, người gánh nếp thì chẳng mấy khi được hưởng dụng. Đường xa, gánh nặng, ăn uống kham khổ, nhỡ gặp thời tiết đổ mưa bất thường cũng phải lo che cho thúng nếp, còn người đành chịu trận. Gánh nếp lên kinh là hành trình thấp thỏm, lo âu, hao tốn sức lực, bao nhọc nhằn nắng mưa đồng bãi để trồng ra hạt ngọc trời cay xót mắt người, thế mới có những câu thơ ngậm ngùi: “Mau mau cho đến kinh kỳ/ Ta trả thúng nếp, ta đi trở về/ Vợ ngồi nấu cháo le le/ Thương chồng hốc hác da đè lấy xương…”.

Ông Trương Công Định trò chuyện cùng phóng viên trên đồng lúa xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Phước Anh

Ông Trương Công Định trò chuyện cùng phóng viên trên đồng lúa xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Phước Anh

Cái tên nếp rồng cũng được nhiều người giải nghĩa. Người thì cho rằng có tên nếp rồng là xuất phát từ việc giống nếp này phải tiến vua; người lại liên tưởng đến hình dạng của nếp: hạt thon mẩy, đầu hạt có sợi râu dài gắn chặt như râu rồng… Nghe đâu vào mùa gặt, cánh đồng trồng nếp rồng rộ đều sắc vàng ươm, những bông lúa thon dài khẽ đổ nghiêng, đan cài vào nhau, nhìn xa xa hình dung như rồng quấn quýt. Thân lúa nếp rồng dài hơn so với những giống nếp khác, cao nhất có thể đến 1,2m, dai chắc, thời đó nhiều người dân còn lấy gốc rạ về đan liếp lợp nhà.

Hình dạng đặc biệt hiếm thấy ở các giống nếp khác đã đành, lại còn thêm hương thơm “độc nhất vô nhị”. Nhiều bậc cao niên ở quê lúa Yên Thành kể lại, nếp rồng thơm đến nỗi đi thoáng qua ruộng lúa mà mùi hương cũng vấn vít vào người; nhà nào nấu xôi, giã cốm nếp rồng thì cả làng biết. Nấu xôi nếp rồng rất nhanh chín, thậm chí không cần ngâm nước ấm qua đêm như phần lớn loại nếp khác, chỉ cần sau khi trục lúa xong, vo nếp để ráo nước rồi đặt nồi hông, hoặc nấu trực tiếp như nấu cơm là đã có đĩa xôi ngon. Nhiều bà, nhiều mẹ khéo tay còn xay nếp rồng lấy bột làm bánh. Những loại bánh mộc mạc như bánh chưng, bánh vo, bánh trôi… từ nguyên liệu nếp rồng dường như bật lên thêm vị giác cho người thưởng thức.

Có lẽ thêm một điều làm nên sự hiếm quý của nếp rồng, đó là tuy thơm ngon nhưng giống này phải trồng dài ngày hơn so với các loại khác, sản lượng lại không cao nên không phải nhà nào cũng ưu tiên trồng. Nhà nhiều nhân công, nhiều ruộng và kinh tế thoải mái mới dành một phần diện tích để trồng nếp rồng, còn lại thì phải cấy giống có sản lượng, năng suất cao để đáp ứng bữa ăn no. Sau này khi qua thời bao cấp, bước vào thời kinh tế thị trường, giống nếp rồng ít xuất hiện dần, rồi mất hẳn.

Giống nếp rồng thơm ngon nhưng cho sản lượng thấp, nên bước vào thời kinh tế thị trường, giống nếp rồng ít xuất hiện dần, rồi mất hẳn. Ảnh: Phước Anh

Giống nếp rồng thơm ngon nhưng cho sản lượng thấp, nên bước vào thời kinh tế thị trường, giống nếp rồng ít xuất hiện dần, rồi mất hẳn. Ảnh: Phước Anh

Phục tráng giống nếp tiến vua

Nghe tôi giãi bày ý tưởng đi tìm nếp rồng, có người dặn nhớ về đất Xuân Thành, có người lại dấm dứ bảo “phải về Đô Thành nhé”, lại có người nói chắc nịch rằng “đi tìm nếp rồng mà không về Hoa Thành thì tìm sao được”… Đi để thấy, để nghe, hóa ra rằng giống nếp rồng đâu chỉ định vị ở một vùng nào cụ thể, mà được trồng ở nhiều thửa ruộng khắp các xã trên đất Yên Thành.

Tại xóm 9, xã Xuân Thành, tôi gặp ông Trương Công Định (SN 1962) - người có nhiều năm đảm nhiệm công tác hợp tác xã nông nghiệp. Ông nói, người Yên Thành từ tuổi 40, 50 trở lên, hầu như ai cũng biết và được ăn xôi, cốm làm từ nếp rồng. “Lần cuối cùng tôi ăn là cách đây khoảng hơn 20 năm, không có loại nếp nào ăn thơm ngon như nếp rồng” - ông Định nhớ lại. Tâm đắc và trăn trở với giống lúa quý gần như đã tuyệt chủng, năm 2006, ông Trương Công Định lúc bấy giờ là Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Xuân Thành tình cờ nghe nói ở Thái Bình có doanh nghiệp còn lưu giữ được giống nếp rồng, nên cất công lặn lội một chuyến ra Bắc để tìm mua.

“Tôi gặp ông Trần Mạnh Báo - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình trình bày nguyện vọng. Công ty này lưu giữ nhiều loại giống cây trồng quý hiếm trên khắp cả nước. Sau đó, ông ấy cho tôi một ít giống để về trồng thử” - ông Định cho biết. Số giống nhận được, ông Định về trồng trên diện tích khoảng 500m2; chăm bẵm cấy hái, đến khi thu hoạch chỉ được khoảng 3 yến. Vì nhiều nguyên nhân, ông Định tiếc nuối vì đến nay đã không giữ được giống nếp rồng thuần chủng.

Ông Trương Công Định kể lại hành trình đi tìm giống nếp rồng. Ảnh: Phước Anh

Ông Trương Công Định kể lại hành trình đi tìm giống nếp rồng. Ảnh: Phước Anh

Phục tráng giống nếp đặc sản truyền thống của xứ Nghệ không chỉ là mong mỏi của ông Định mà còn là của nhiều người dân quê lúa Yên Thành, của nhiều nhà khoa học nặng lòng với cây lúa. Tháng 9/2019, các nhà khoa học ở Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai đề tài “Nghiên cứu, phục tráng và phát triển giống nếp rồng đặc sản trên địa bàn huyện Yên Thành”.

Thời điểm đó, những người thực hiện đề tài đã lựa chọn hàng chục người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nếp rồng trên địa bàn để khảo sát tính trạng đặc trưng của cây lúa, mời một số người tham gia vào quá trình trồng để theo dõi, đánh giá sát sự sinh trưởng của cây. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã triển khai thu thập được các dẫn liệu của giống nếp rồng đặc sản phục vụ công tác chọn lọc phục tráng; xây dựng được tiêu chuẩn phục tráng giống; chọn lọc phục tráng thành công giống nếp rồng có năng suất khá và chất lượng tốt, ổn định; sản xuất được trên 50 -70 kg hạt giống nếp rồng siêu nguyên chủng…

Cách đây vài năm, nghe đâu có thông tin khấp khởi mừng là một tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ấp ủ dự định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào dự án trồng lúa chất lượng cao tại huyện Yên Thành, mà trọng tâm là khôi phục giống nếp rồng đặc sản quý hiếm. Tin vui ấy thắp lên trong lòng những người yêu quê niềm hy vọng vào một ngày không xa, giống nếp rồng vang danh một thuở sẽ lại đẻ nhánh trổ bông trên những cánh đồng bát ngát của huyện lúa. Mong mỏi xa hơn là giống nếp tiến vua này sẽ thành thương phẩm chất lượng cao, tự hào mang đến những mùa vàng bội thu cho quê hương…

tin mới

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

(Baonghean.vn) - Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Lưu giữ điệu ru của người Thái cổ

Lưu giữ điệu ru của người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Để lưu giữ những làn điệu ru con của dân tộc Thái, các thành viên CLB Bảo tồn bản sắc văn hóa Thái tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) đã thay nhau tìm hiểu, ghi chép lại các điệu hát ru, đồng thời tổ chức các lớp học để truyền dạy cho con cháu.

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…