Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An

Địa chỉ điều trị viêm động mạch khu trú thái dương nông

Bài: Thanh Hiền; Ảnh Sách Nguyễn; Kỹ thuật: Sỹ Hưng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Viêm động mạch thái dương hay còn gọi là bệnh Horton. Đây là loại bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm đối với thị giác, song nếu ta triển khai điều trị một cách kịp thời và đúng phương pháp thì có thể loại trừ được nguy cơ nguy hiểm này. Và 1 trong những cơ sở điều trị hiệu quả bệnh Horton là Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An.

Dấu hiệu dễ nhận biết
Ông Lương Văn Thập (72 tuổi) ở xã Nam Sơn (Quỳ Hợp) nhập viện ngày 15/5 trong tình trạng đau nhức thái dương dai dẳng, cảm giác tê buốt như kim châm dưới da đầu.
Bệnh nhân nhập viện bệnh viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An - (Ảnh - Sách Nguyễn)
Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn
Tình trạng này kéo dài hơn 10 năm nay và hiện nay bệnh đã đau lan sang các bộ phận khác như: vùng trán, hốc mắt, đỉnh chẩm cùng bên. Do điều kiện kinh tế gia đình và chủ quan nên ông chưa điều trị mà chỉ uống thuốc nam. Chỉ đến khi đau quá không chịu được ông mới tìm đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị.
GS - TS Nguyễn Văn Chương trực tiếp thăm khám người bệnh tại bệnh viện Phục Hồi Chức Năng Nghệ An - (Ảnh: Sách Nguyễn)
GS - TS Nguyễn Văn Chương trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn
Tại đây, ông được GS. TS Nguyễn Văn Chương - Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội - người được Bệnh viện PHCN Nghệ An mời về trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đội ngũ bác sỹ, y tá, điều dưỡng của bệnh viện thăm khám, lên phác đồ điều trị.
Sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của Giáo sư, bệnh của ông Thập đã tiến triển tốt.
Ông Lương Văn Thập cho biết: Với phác đồ điều trị kết hợp tiêm, uống thuốc, vật lý trị liệu... hiện nay các cơn đau của ông đã giảm hẳn, đặc biệt chấm dứt tình trạng vật vã về đêm, ngủ ngon hơn. Sức khỏe hồi phục rất tốt.
Đau đầu là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh Horton, điển hình là đau ở vùng thái dương. Ảnh: Sách Nguyễn
Đau đầu là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh Horton, điển hình là đau ở vùng thái dương. Ảnh: Sách Nguyễn
Trao đổi với GS. TS Nguyễn Văn Chương được biết: bệnh Horton khởi phát và tiến triển âm thầm, không có triệu chứng nổi bật, đến khi xuất hiện các triệu chứng thường biểu hiện tại mắt theo các trình tự như: phù nề gai thị, đau hố mắt, tắc động mạch võng mạc trung tâm, nhìn đôi, ngoài ra, các biểu hiện còn kèm theo các triệu chứng khác như: Đau nhức thái dương do viêm động mạch thái dương nông, khi đó, bệnh nhân xuất hiện cơn đau một cách tự nhiên, cũng có thể do các kích thích như đau khi gội đầu, chải đầu, đội mũ chật… Bệnh nhân bị đau thái dương dai dẳng, cảm giác tê buốt như kim châm dưới da đầu.
GS. TS Nguyễn Văn Chương trao đổi về cách nhận biết các triệu chứng bệnh Horton tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn
GS. TS Nguyễn Văn Chương trao đổi về cách nhận biết các triệu chứng bệnh Horton tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn
Một số trường hợp bệnh nhân còn đau lan sang các bộ phận khác như: vùng trán, hốc mắt hoặc đỉnh chẩm cùng bên. Cơn đau tăng lên khi gặp thời tiết lạnh đột ngột, đau nặng về đêm khiến bệnh nhân mất ngủ. Đôi khi có những cơn đau dữ dội ở vùng thái dương khiến cho bệnh nhân phải lấy tay ôm đầu vật vã, kêu la. Cơn đau kịch phát này kéo dài 2 - 3 giờ, trung bình 1 - 2 cơn/ngày khiến bệnh nhân phải nhập viện. Khi cơn đau kịch phát, khám vùng thái dương của người bệnh bị sưng nề, da đỏ, sờ vào nóng hơn các vùng khác, đồng thời có cảm giác thấy một đoạn mạch máu dày, cứng, mạch đập yếu hoặc không đập, ấn rất đau. Một biểu hiện thường thấy là bệnh còn gây viêm các động mạch: mặt, sau mắt, chẩm khiến thiếu máu cục bộ ở những cơ nhai làm cho bệnh nhân đau nhiều khi làm động tác nhai, giảm hoặc hết đau khi ngừng nhai. Ở một số trường hợp, người bệnh còn đau họng, lưỡi, nuốt, nói khó do tổn thương những động mạch chi phối tại đó.
 Biến chứng nguy hiểm
Bệnh Horton có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet
Bệnh Horton có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet
Horton gây ra những biến chứng tại mắt có thể xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, không hồi phục làm mất thị lực chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện thường gặp là sợ ánh sáng, nhìn đôi, lác mắt (do liệt cơ vận nhãn), mù thoảng qua, màn sương mù trước mắt, ảo thị, rối loạn thị… và cuối cùng là mù hẳn. Ở một số bệnh nhân bị mất ngủ, chán ăn, gầy sút và sốt, đôi khi sốt rất cao. Một vài trường hợp khác chỉ bị sốt kéo dài mà không có các triệu chứng khác, sốt không tìm thấy nguyên nhân gì. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có biểu hiện giả viêm đa khớp gốc chi, người bệnh đau nhiều khớp, đặc biệt là đau khớp vai hai bên, song không bị hạn chế vận động khớp, những dấu hiệu viêm khớp này thường xuất hiện trước hoặc đi kèm theo triệu chứng đau đầu. Bên cạnh những biểu hiện trên còn có những biểu hiện khác ít gặp và dễ nhầm với các bệnh khác như: nhồi máu não, viêm dây thần kinh, bệnh phế quản, phổi; viêm động mạch ngoài sọ và trong sọ, viêm động mạch ở các chi; phồng động mạch chủ, thiểu năng động mạch chủ hay động mạch vành… Bệnh viêm động mạch thái dương dễ bị bỏ sót ở các thể bệnh như: toàn thân suy sụp dần; sốt đơn thuần kéo dài; đi khập khiễng cách hồi; cơn đau thắt hay tai biến thiếu máu cục bộ ở những cơ quan do ngành lớn hay thân động mạch chủ chi phối.
Phương pháp điều trị
GS. TS Nguyễn Văn Chương cho biết: Horton là loại bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm đối với thị giác, song nếu bệnh nhân được điều trị một cách kịp thời và đúng phương pháp thì có thể loại trừ được nguy cơ nguy hiểm này. Chính vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn cụ thể.
Điều trị bệnh Horton, thuốc corticoid là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả. Ảnh: Sách Nguyễn
Điều trị bệnh Horton, thuốc corticoid là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả. Ảnh: Sách Nguyễn
Khi đó, để xác định bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm như: máu lắng tăng, rối loạn đông máu, rối loạn miễn dịch và đặc biệt là sinh thiết động mạch thái dương có chọn lọc dựa trên siêu âm Doppler hoặc chụp động mạch cảnh ngoài… Đây là một cấp cứu nội khoa và thuốc corticoid là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả. Điều trị bằng corticoid càng sớm thì càng tránh được những biến chứng về mắt.
Khi có các triệu chứng trên thì bệnh nhân cần đến ngay Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để được khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Sách Nguyễn
Khi có các triệu chứng trên thì bệnh nhân cần đến ngay Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để được khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Sách Nguyễn
Điều trị bệnh Horton, thuốc corticoid (như prednison, solu-medrol) là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả, điều trị bằng corticoid càng sớm thì càng tránh được những biến chứng về mắt cho người cao tuổi, có thể nói khi người thầy thuốc đã nghi ngờ là bệnh Horton thì không cần chờ kết quả sinh thiết động mạch thái dương nữa mà nên điều trị corticoid ngay cho bệnh nhân.
Đây là loại bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm đối với thị giác. Ảnh: Sách Nguyễn
Đây là loại bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm đối với thị giác. Ảnh: Sách Nguyễn
Liệu pháp corticoid là biện pháp điều trị duy nhất có hiệu quả. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Horton có thể tránh được nếu bắt đầu điều trị nhanh, coi như cấp cứu khi đã xuất hiện những tổn thương về mắt. Chỉ khi nào thị lực mới mất một phần thì liệu pháp corticoid còn có khả năng hồi phục thị lực, nhưng đã mất hoàn toàn thị lực thì không hồi phục.

Hội đồng Khoa học kỹ thuật - Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”; Là: “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”.

Mô hình: “Bệnh viện - Khách sạn” Xanh - Sạch - Đẹp đầu tiên tại Nghệ An

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An

Liên hệ:

- Phòng khám: 02383.949.709
- ĐT trực 24/24: 02383.952.020
- ĐT nóng: 0966.251.414
- ĐT hotline: 0912.002.210
- ĐT Giám đốc: 0912.487.568

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.