Điểm lại 24 kỳ Hội nghị cấp cao APEC

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 25 sắp diễn ra từ ngày 6-11/11 tại Đà Nẵng, cùng điểm lại các kỳ Hội nghị Cấp cao của APEC trước đây.

1. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ nhất tại Seattle (Mỹ), tháng 11/1993

Tuyên bố chung khẳng định sự nổi lên của APEC như một tiếng nói mới cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển mới của APEC và hoạt động này trở thành thông lệ hàng năm của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên.
Tuyên bố chung khẳng định sự nổi lên của APEC như một tiếng nói mới cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển mới của APEC và hoạt động này trở thành thông lệ hàng năm của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên.

 2- Hội nghị Cấp cao APEC lần 2 tại Bogor (Indonesia), tháng 11/1994

định ra thời gian cụ thể hoàn thành mục tiêu tự do thương mại và đầu tư đối với các nước công nghiệp phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020.
Tại hội nghị này định ra thời gian cụ thể hoàn thành mục tiêu tự do thương mại và đầu tư đối với các nước công nghiệp phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020.

 3. Hội nghị Cấp cao APEC lần 3 tại Osaka (Nhật Bản)

đánh dấu một bước tiến cụ thể hơn của APEC, thông qua
Hội nghị đánh dấu một bước tiến cụ thể hơn của APEC, thông qua "Chương trình Hành động Osaka", gồm 2 nội dung lớn: Tự do hoá, thúc đẩy thương mại và đầu tư; hợp tác kinh tế và kỹ thuật. APEC đã định ra nguyên tắc cơ bản tiến hành tự do hoá thương mại, đầu tư trong 15 lĩnh vực cụ thể giữa các nền kinh tế thành viên.

 4- Hội nghị Cấp cao APEC lần 4 tại Manila (Philippines), tháng 11/1996

Hội nghị đưa ra 6 ưu tiên cụ thể trong hoạt động hợp tác của APEC, bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển một thị trường vốn ổn định và hiệu quả; Củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là viễn thông; Phát triển giao thông và năng lượng; Sử dụng các công nghệ cho tương lai; và Bảo đảm chất lượng cuộc sống thông qua các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển và củng cố các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hội nghị đưa ra 6 ưu tiên cụ thể trong hoạt động hợp tác của APEC, bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển một thị trường vốn ổn định và hiệu quả; Củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là viễn thông; Phát triển giao thông và năng lượng; Sử dụng các công nghệ cho tương lai; và Bảo đảm chất lượng cuộc sống thông qua các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển và củng cố các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 5- Hội nghị Cấp cao APEC lần 5 tại Vancouver (Canada), tháng 10/1997

Hội nghị ra văn kiện
Hội nghị ra văn kiện "Tầm nhìn thế kỷ XXI", khẳng định những mối liên kết hiện tại cũng như trong tương lai giữa các thành viên và cam kết hợp tác trong 3 lĩnh vực trụ cột: tự do hoá, thuận lợi hoá và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Hội nghị cũng đẩy nhanh việc xác định những lĩnh vực sẽ được tự do hoá sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Hội nghị Bogor.

 6- Hội nghị Cấp cao APEC thứ 6 tại Kuala Lumpur (Malaysia), tháng 11/1998

thông qua Tuyên bố
thông qua Tuyên bố "Củng cố những nền tảng cho sự tăng trưởng" khẳng định quyết tâm xây dựng một cộng đồng khu vực châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, đảm bảo sự phát triển công bằng trong phát triển kinh tế của các nền kinh tế thành viên. Hội nghị kết nạp thêm 3 thành viên mới là Việt Nam, Nga và Peru, đưa tổng số thành viên lên 21 nền kinh tế thành viên; đồng thời quyết định tạm ngưng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong 10 năm.

 7- Hội nghị Cấp cao APEC lần 7 tại Auckland (New Zealand), tháng 11/1999

 thông qua Tuyên bố chung xác định việc tăng cường hợp tác kinh tế-kỹ thuật là yếu tố cơ bản để nâng cao mức sống trong nhân dân hướng tới sự thịnh vượng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương; cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự hợp tác xây dựng năng lực quản lý, việc trao đổi khoa học và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng.
Hội nghị thông qua Tuyên bố chung xác định việc tăng cường hợp tác kinh tế-kỹ thuật là yếu tố cơ bản để nâng cao mức sống trong nhân dân hướng tới sự thịnh vượng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương; cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự hợp tác xây dựng năng lực quản lý, việc trao đổi khoa học và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng.

 8- Hội nghị Cấp cao APEC lần 8 tại Bandar Seri Begawan (Brunei), tháng 11/2000

ra Tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng của phần lớn các nhà lãnh đạo các nền kinh tế trong việc xây dựng các luật lệ kinh tế-thương mại mới, thiết lập môi trường thuận lợi hơn cho phát triển, đồng thời có tiếng nói quan trọng trong việc xác định rằng những luật lệ mới của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phải đáp ứng lợi ích của các nước đang phát triển.
Hội nghị ra Tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng của phần lớn các nhà lãnh đạo các nền kinh tế trong việc xây dựng các luật lệ kinh tế-thương mại mới, thiết lập môi trường thuận lợi hơn cho phát triển, đồng thời có tiếng nói quan trọng trong việc xác định rằng những luật lệ mới của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phải đáp ứng lợi ích của các nước đang phát triển.

9- Hội nghị Cấp cao APEC lần 9 tại Thượng Hải (Trung Quốc), tháng 11/2001

Hội nghị Cấp cao APEC lần 9 tại Thượng Hải (Trung Quốc), tháng 11/2001, thông qua Tuyên bố chung và Tuyên bố Thượng Hải.
Hội nghị Cấp cao APEC lần 9 tại Thượng Hải (Trung Quốc), tháng 11/2001, thông qua Tuyên bố chung và Tuyên bố Thượng Hải.

10- Hội nghị Cấp cao APEC lần 10 tại Los Cabos (Mexico), tháng 10/2002

thông qua một kế hoạch an ninh chung do Mỹ đề xuất mang tên
Hội nghị thông qua một kế hoạch an ninh chung do Mỹ đề xuất mang tên "Sáng kiến bảo đảm thương mại ở khu vực APEC" (STAR), nhằm thúc đẩy an ninh và tăng cường thương mại trong khối.

11- Hội nghị Cấp cao APEC lần 11 tại Bangkok (Thái Lan), tháng 10/2003

ra Tuyên bố Bangkok về quan hệ “Đối tác vì tương lai”. Theo đó, các nhà lãnh đạo APEC nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác nhằm tiến tới tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đồng thời bảo vệ người dân và cộng đồng trước nguy cơ đe dọa về an ninh và giúp cho nhân dân được hưởng lợi đầy đủ từ quá trình tự do hóa và mở cửa thương mại.
Hội nghị ra Tuyên bố Bangkok về quan hệ “Đối tác vì tương lai”. Theo đó, các nhà lãnh đạo APEC nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác nhằm tiến tới tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, đồng thời bảo vệ người dân và cộng đồng trước nguy cơ đe dọa về an ninh và giúp cho nhân dân được hưởng lợi đầy đủ từ quá trình tự do hóa và mở cửa thương mại.

12- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 12 tại Santiago de Chile (Chile), tháng 11/2004

thông qua Tuyên bố chung, trong đó đề cập đến một số vấn đề cụ thể như chống khủng bố, thương mại, y tế, giá dầu mỏ và chống tham nhũng
Thông qua Tuyên bố chung, trong đó đề cập đến một số vấn đề cụ thể như chống khủng bố, thương mại, y tế, giá dầu mỏ và chống tham nhũng.

13- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 13 tại Busan (Hàn Quốc), tháng 11/2005

thông qua Tuyên bố Busan (7 điểm), bao gồm Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha của WTO; thông qua lộ trình Busan hướng tới thực hiện mục tiêu Bogor; khẳng định các cam kết trong các lĩnh vực chống khủng bố; đảm an toàn thương mại trong khu vực, an ninh y tế, đối phó với thiên tai và tình trạng khẩn cấp, an ninh năng lượng và các vấn đề như chống tham nhũng, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, cải cách APEC.
Hội nghị thông qua Tuyên bố Busan (7 điểm), bao gồm Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha của WTO; thông qua lộ trình Busan hướng tới thực hiện mục tiêu Bogor; khẳng định các cam kết trong các lĩnh vực chống khủng bố; đảm an toàn thương mại trong khu vực, an ninh y tế, đối phó với thiên tai và tình trạng khẩn cấp, an ninh năng lượng và các vấn đề như chống tham nhũng, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, cải cách APEC.

14- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội (Việt Nam), tháng 11/2006

 thông qua “Tuyên bố Hà Nội” và ra Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha, trong đó khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ và nhấn mạnh một số biện pháp thiết thực nhằm sớm khởi động lại Vòng đàm phán; phê chuẩn Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan, hướng đến mục tiêu Bogor; thông qua các khuyến nghị cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động và hiệu quả hơn.
Hội nghị thông qua “Tuyên bố Hà Nội” và ra Tuyên bố riêng về Vòng đàm phán Doha, trong đó khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ và nhấn mạnh một số biện pháp thiết thực nhằm sớm khởi động lại Vòng đàm phán; phê chuẩn Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan, hướng đến mục tiêu Bogor; thông qua các khuyến nghị cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động và hiệu quả hơn.

15- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 15 tại Sydney (Australia), tháng 9/2007

thông qua Tuyên bố đề cập đến 5 vấn đề cụ thể có thể có tác động trực tiếp đến các mục tiêu của APEC gồm biến đổi khí hậu; an ninh năng lượng và phát triển sạch; tầm quan trọng hàng đầu của Hệ thống thương mại đa biên, hội nhập kinh tế khu vực; tăng cường an ninh con người và củng cố APEC.
Hội nghị thông qua Tuyên bố đề cập đến 5 vấn đề cụ thể có thể có tác động trực tiếp đến các mục tiêu của APEC gồm biến đổi khí hậu; an ninh năng lượng và phát triển sạch; tầm quan trọng hàng đầu của Hệ thống thương mại đa biên, hội nhập kinh tế khu vực; tăng cường an ninh con người và củng cố APEC.

16- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 16 tại Lima (Peru), tháng 11/2008

ra Tuyên bố Lima và Tuyên bố
Hội nghị ra Tuyên bố Lima và Tuyên bố "Một cam kết mới đối với sự phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương", thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo APEC trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, cải cách tài chính, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư cũng như xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương an toàn và phát triển ngày càng bền vững.

17- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 17 tại Singapore, tháng 11/2009

thông qua hai Tuyên bố về “Duy trì tăng trưởng và kết nối khu vực” và “Mô hình tăng trưởng mới vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương kết nối trong thế kỷ XXI”, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ duy trì tăng trưởng và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế.
Hội nghị thông qua hai Tuyên bố về “Duy trì tăng trưởng và kết nối khu vực” và “Mô hình tăng trưởng mới vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương kết nối trong thế kỷ XXI”, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ duy trì tăng trưởng và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế.

18- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 18 tại Yokohama (Nhật Bản), tháng 11/2010

thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn Yokohama-Mục tiêu Bogor và Tương lai”, cùng ba văn kiện kèm theo về “Tuyên bố đánh giá thực hiện các Mục tiêu Bogor”, “Chiến lược tăng trưởng của APEC” và “Biện pháp hướng tới Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương”. Hội nghị đã đạt được những kết quả hết sức có ý nghĩa, mở ra một chặng đường mới cho tiến trình hợp tác APEC trong những năm tới.
Hội nghị thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn Yokohama-Mục tiêu Bogor và Tương lai”, cùng ba văn kiện kèm theo về “Tuyên bố đánh giá thực hiện các Mục tiêu Bogor”, “Chiến lược tăng trưởng của APEC” và “Biện pháp hướng tới Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương”. Hội nghị đã đạt được những kết quả hết sức có ý nghĩa, mở ra một chặng đường mới cho tiến trình hợp tác APEC trong những năm tới.

19- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 19 tại bang Hawaii (Mỹ), tháng 11/2011

thông qua
Hội nghị thông qua "Tuyên bố Honolulu-Hướng tới một nền kinh tế khu vực gắn kết" và 4 văn kiện kèm theo về thúc đẩy chính sách sáng tạo hiệu quả, không phân biệt đối xử và theo hướng thị trường; tăng cường tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi sản xuất toàn cầu; thương mại và đầu tư trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường; và đẩy mạnh thực hiện các điển hình tốt về quản lý.

20- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 tại Vladivostok (Nga), tháng 9/2012

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu 20 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau lần đầu tiên tại Mỹ. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng” cùng 5 văn kiện kèm theo về tăng trưởng sáng tạo, an ninh năng lượng, tự do hóa thương mại hàng hóa môi trường, hợp tác giáo dục, chống tham nhũng và minh bạch hóa.
Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu 20 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo APEC gặp nhau lần đầu tiên tại Mỹ. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng” cùng 5 văn kiện kèm theo về tăng trưởng sáng tạo, an ninh năng lượng, tự do hóa thương mại hàng hóa môi trường, hợp tác giáo dục, chống tham nhũng và minh bạch hóa.

21- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21 tại Bali (Indonesia), tháng 10/2013

thông qua “Tuyên bố về ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 của Tổ chức thương mại thế giới”; các định hướng mới mang tầm tổng thể và dài hạn đầu tiên là “Khuôn khổ kết nối APEC” về hạ tầng, thể chế và con người và “Kế hoạch dài hạn về phát triển cơ sở hạ tầng-đầu tư APEC” giai đoạn 2013-2016, trong đó đáng chú ý là việc thành lập Quỹ tự do hóa thương mại-đầu tư APEC về kết nối chuỗi cung ứng và thông qua mục tiêu APEC trao đổi hằng năm 1 triệu sinh viên vào năm 2020; “Sáng kiến APEC về hợp tác các vấn đề liên quan đại dương” và “Lộ trình an ninh lương thực APEC đến năm 2020”…
Hội nghị thông qua “Tuyên bố về ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 của Tổ chức thương mại thế giới”; các định hướng mới mang tầm tổng thể và dài hạn đầu tiên là “Khuôn khổ kết nối APEC” về hạ tầng, thể chế và con người và “Kế hoạch dài hạn về phát triển cơ sở hạ tầng-đầu tư APEC” giai đoạn 2013-2016, trong đó đáng chú ý là việc thành lập Quỹ tự do hóa thương mại-đầu tư APEC về kết nối chuỗi cung ứng và thông qua mục tiêu APEC trao đổi hằng năm 1 triệu sinh viên vào năm 2020; “Sáng kiến APEC về hợp tác các vấn đề liên quan đại dương” và “Lộ trình an ninh lương thực APEC đến năm 2020”…

22- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 22 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), tháng 11/2014

có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của APEC (1989-2014) và 20 năm thực hiện các Mục tiêu Bogor về thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư (1994-2014). Hội nghị đã thông qua 2 tuyên bố và 4 văn kiện kèm theo, trong đó nổi bật là “Kế hoạch tổng thể về kết nối APEC giai đoạn 2015 - 2025”. Đây là lần đầu tiên APEC đề ra các biện pháp tăng cường kết nối tổng thể với tầm nhìn dài hạn, đặc biệt là kết nối cơ sở hạ tầng, nhằm tạo thêm động lực hình thành một thị trường chung rộng lớn và không gian thống nhất cho tăng trưởng, phát triển của cả khu vực.
Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của APEC (1989-2014) và 20 năm thực hiện các Mục tiêu Bogor về thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư (1994-2014). Hội nghị đã thông qua 2 tuyên bố và 4 văn kiện kèm theo, trong đó nổi bật là “Kế hoạch tổng thể về kết nối APEC giai đoạn 2015 - 2025”. Đây là lần đầu tiên APEC đề ra các biện pháp tăng cường kết nối tổng thể với tầm nhìn dài hạn, đặc biệt là kết nối cơ sở hạ tầng, nhằm tạo thêm động lực hình thành một thị trường chung rộng lớn và không gian thống nhất cho tăng trưởng, phát triển của cả khu vực.

23- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 23 tại thủ đô Manila (Philippines), tháng 11/2015

thông qua 2 Tuyên bố cấp cao, 1 Tuyên bố Bộ trưởng và 6 văn kiện kèm theo, với mục tiêu xuyên suốt là tăng trưởng bền vững, bao trùm. Đây là bước chuyển mới, nâng tầm hiệu quả hợp tác Diễn đàn APEC, mở rộng sang các lĩnh vực mới, gắn với mục tiêu phát triển. Lần đầu tiên kể từ khi triển khai Chiến lược tăng trưởng năm 2010, APEC đề ra chiến lược dài hạn nhấn “chất lượng” tăng trưởng, gắn với xây dựng thể chế, gắn kết xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng là lần đầu tiên APEC thông qua Khuôn khổ hợp tác dịch vụ, coi đây là nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường gắn kết các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị thông qua 2 Tuyên bố cấp cao, 1 Tuyên bố Bộ trưởng và 6 văn kiện kèm theo, với mục tiêu xuyên suốt là tăng trưởng bền vững, bao trùm. Đây là bước chuyển mới, nâng tầm hiệu quả hợp tác Diễn đàn APEC, mở rộng sang các lĩnh vực mới, gắn với mục tiêu phát triển. Lần đầu tiên kể từ khi triển khai Chiến lược tăng trưởng năm 2010, APEC đề ra chiến lược dài hạn nhấn “chất lượng” tăng trưởng, gắn với xây dựng thể chế, gắn kết xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng là lần đầu tiên APEC thông qua Khuôn khổ hợp tác dịch vụ, coi đây là nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường gắn kết các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

 24. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24 tại tại Lima (Peru) tháng 11/2016

với chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và phát triển vốn con người: Những nền tảng cho tăng trưởng bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương”. Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào ba nội dung chính: Những thách thức đối với tự do thương mại và đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hiện nay; An ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận nguồn nước và Liên kết châu Á-Thái Bình Dương: Hướng tới kết nối thiết thực và hiệu quả ở khu vực.
Hội nghị với chủ đề “Tăng trưởng chất lượng và phát triển vốn con người: Những nền tảng cho tăng trưởng bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương”. Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào ba nội dung chính: Những thách thức đối với tự do thương mại và đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hiện nay; An ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận nguồn nước và Liên kết châu Á-Thái Bình Dương: Hướng tới kết nối thiết thực và hiệu quả ở khu vực.

 Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.