Điểm mặt 'cả họ' dòng chiến đấu cơ huyền thoại

06/10/2017 09:19

Được coi là dòng chiến đấu cơ thành công nhất từng được con người chế tạo, Sukhoi Su-27 còn được coi là biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô.

Chiếc Su-27 đầu tiên do Liên Xô chế tạo cất cánh thành công trong tháng 5/1977 và vào thời điểm đó ít ai có thể đoán được rằng sau này nó sẽ trở thành một trong những dòng máy bay chiến đấu vĩ đại nhất từng được con người chế tạo. Và Sukhoi Su-27 chính là tất cả tinh hoa của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiếc Su-27 đầu tiên do Liên Xô chế tạo cất cánh thành công trong tháng 5/1977 và vào thời điểm đó ít ai có thể đoán được rằng sau này nó sẽ trở thành một trong những dòng máy bay chiến đấu vĩ đại nhất từng được con người chế tạo. Và Sukhoi Su-27 chính là tất cả tinh hoa của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới những năm cuối của thập niên 80, một thành viên khác của Sukhoi Su-27 được ra đời là Su-30 dựa trên thiết kế nền tảng là chiếc Su-27. Su-30 là một chiến đấu cơ xuất khẩu rất
Tới những năm cuối của thập niên 80, một thành viên khác của Sukhoi Su-27 được ra đời là Su-30 dựa trên thiết kế nền tảng là chiếc Su-27. Su-30 là một chiến đấu cơ xuất khẩu rất "đắt hàng" nhất của Nga ngày nay và có rất nhiều phiên bản khác nhau tùy theo quốc gia sử dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Tính đến năm 2016, trong lực lượng Không quân Việt nam đang có tổng cộng 4 chiếc Su-30MK, 20 chiếc Su-30MK2V và 12 chiếc Su-30MK2. Đây là một trong những dòng máy bay đa nhiệm nhất trong dòng họ Su-27 khi nó có thể đảm nhận tốt các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không lẫn tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Tính đến năm 2016, trong lực lượng Không quân Việt nam đang có tổng cộng 4 chiếc Su-30MK, 20 chiếc Su-30MK2V và 12 chiếc Su-30MK2. Đây là một trong những dòng máy bay đa nhiệm nhất trong dòng họ Su-27 khi nó có thể đảm nhận tốt các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không lẫn tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Cũng trong giai đoạn cuối những năm 80 của thế kỷ trước, phiên bản Su-33 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu Su-27 đã được ra đời. Ban đầu, Su-33 được biết đến với tên gọi Su-27K. So với phiên bản Su-27, Su-33 có kích thước to hơn, động cơ khỏe hơn và có khả năng tiếp liệu trên không. Nguồn ảnh: Wiki.
Cũng trong giai đoạn cuối những năm 80 của thế kỷ trước, phiên bản Su-33 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu Su-27 đã được ra đời. Ban đầu, Su-33 được biết đến với tên gọi Su-27K. So với phiên bản Su-27, Su-33 có kích thước to hơn, động cơ khỏe hơn và có khả năng tiếp liệu trên không. Nguồn ảnh: Wiki.
Su-33 còn có khả năng gập cánh gọn gàng vì nó vốn được thiết kế để sử dụng trên các tàu sân bay, nơi có không gian rất hẹp và đường băng cất cánh ngắn, đòi hỏi sải cánh phải rộng để tăng lực nâng và động cơ phải khỏe hơn để tăng lực đẩy. Nguồn ảnh: Wiki.
Su-33 còn có khả năng gập cánh gọn gàng vì nó vốn được thiết kế để sử dụng trên các tàu sân bay, nơi có không gian rất hẹp và đường băng cất cánh ngắn, đòi hỏi sải cánh phải rộng để tăng lực nâng và động cơ phải khỏe hơn để tăng lực đẩy. Nguồn ảnh: Wiki.
Phiên bản Su-34 được phát triển từ Su-27 và có chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990. Su-34 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng ném bom nhưng vẫn đảm bảo được tính cơ động và khả năng không chiến tốt của mình. Nguồn ảnh: Wiki.
Phiên bản Su-34 được phát triển từ Su-27 và có chuyến bay đầu tiên vào ngày 13/4/1990. Su-34 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng ném bom nhưng vẫn đảm bảo được tính cơ động và khả năng không chiến tốt của mình. Nguồn ảnh: Wiki.
Điểm đặc biệt trên chiếc chiến đấu cơ này là giống với thiết kế của những loại máy bay ném bom tầm xa, Su-34 có hai ghế ngồi dành cho phi hành đoàn được thiết kế song song với nhau. Điều này được cho là một trong những yếu tố giúp tăng khả năng tác chiến ném bom của phi hành đoàn và tăng khả năng bọc giáp buồng lái cho chiếc phi cơ này. Nguồn ảnh: Wiki.
Điểm đặc biệt trên chiếc chiến đấu cơ này là giống với thiết kế của những loại máy bay ném bom tầm xa, Su-34 có hai ghế ngồi dành cho phi hành đoàn được thiết kế song song với nhau. Điều này được cho là một trong những yếu tố giúp tăng khả năng tác chiến ném bom của phi hành đoàn và tăng khả năng bọc giáp buồng lái cho chiếc phi cơ này. Nguồn ảnh: Wiki.
Ban đầu được biết tới với tên gọi Su-27M, chiến đấu cơ Su-35 là bản nâng cấp cực lớn so với những chiếc chiến đấu cơ Su-27 đời đầu của Không quân Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Ban đầu được biết tới với tên gọi Su-27M, chiến đấu cơ Su-35 là bản nâng cấp cực lớn so với những chiếc chiến đấu cơ Su-27 đời đầu của Không quân Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Các chiến đấu cơ Su-35 được xếp vào loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không và được coi là phiên bản Su-30MKI cải tiến. Một vài phiên bản Su-35 được hiện đại hóa hơn nữa đã được biết tới với tên gọi Su-35S. Hiện tại trong Không quân Nga có một số lượng khá ít Su-35S đang hoạt động. Nguồn ảnh: Wiki.
Các chiến đấu cơ Su-35 được xếp vào loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không và được coi là phiên bản Su-30MKI cải tiến. Một vài phiên bản Su-35 được hiện đại hóa hơn nữa đã được biết tới với tên gọi Su-35S. Hiện tại trong Không quân Nga có một số lượng khá ít Su-35S đang hoạt động. Nguồn ảnh: Wiki.
Được phát triển từ những năm 90 bởi Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi ở Moscow và thậm chí các nguyên mẫu đầu tiên đã được cho ra đời nhưng Su-37 sau đó đã bị dừng sản xuất trước khi được nghiệm thu và chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wiki.
Được phát triển từ những năm 90 bởi Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi ở Moscow và thậm chí các nguyên mẫu đầu tiên đã được cho ra đời nhưng Su-37 sau đó đã bị dừng sản xuất trước khi được nghiệm thu và chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wiki.
Su-37 được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu đa nhiệm, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Hiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất một chiếc Su-37 vốn được cải biên lại từ chiếc Su-35 của Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Su-37 được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu đa nhiệm, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Hiện tại trên thế giới chỉ có duy nhất một chiếc Su-37 vốn được cải biên lại từ chiếc Su-35 của Nga. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuối cùng, không thể không nhắc tới phiên bản Shenyang J-11 của Trung Quốc. Đây là loại chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của chiếc Su-27SK được phía Nga bán cho Trung Quốc với giá 2,5 tỷ USD vào năm 1998. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuối cùng, không thể không nhắc tới phiên bản Shenyang J-11 của Trung Quốc. Đây là loại chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của chiếc Su-27SK được phía Nga bán cho Trung Quốc với giá 2,5 tỷ USD vào năm 1998. Nguồn ảnh: Wiki.
Tính tới năm 2014, Không quân Trung Quốc đang có trong tay khoảng 253 chiến đấu cơ J-11. Ngoài ra nước này còn phát triển thêm các phiên bản J-15 và J-16 cũng dựa trên thiết kế của chiếc chiến đấu cơ J-11 này. Nguồn ảnh: Wiki.
Tính tới năm 2014, Không quân Trung Quốc đang có trong tay khoảng 253 chiến đấu cơ J-11. Ngoài ra nước này còn phát triển thêm các phiên bản J-15 và J-16 cũng dựa trên thiết kế của chiếc chiến đấu cơ J-11 này. Nguồn ảnh: Wiki.

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Điểm mặt 'cả họ' dòng chiến đấu cơ huyền thoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO