Điểm tái định cư di dời dân khỏi khu vực sạt lở... lại bị sạt lở

(Baonghean.vn) - 17 hộ dân ở bản Minh Phương, xã Lượng Minh (Tương Dương), do nằm trong khu vực bị sạt lở nghiêm trọng sau trận lũ tháng 8/2018, đã được bố trí di dời đến nơi ở mới, tuy nhiên, khi điểm tái định cư chưa làm xong lại xuất hiện vết nứt lớn nên đã buộc phải dừng lại.
Dự án xây dựng khu tái định cư (TĐC) để bố trí chỗ ở khẩn cấp cho các hộ dân bị ngập lụt, sạt lở đất tại bản Minh Phương, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương) thuộc vùng hạ lưu Thủy điện Bản Vẽ do UBND huyện Tương Dương làm chủ đầu tư với tổng dự toán được duyệt là 7,354 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5 tháng.
Một số hộ dân đã bốc thăm được vị trí lô đất và dựng khung nhà nhưng không dám lên vì sợ bị sạt lở. Ảnh: Tiến Đông
Một số hộ dân đã bốc thăm được vị trí lô đất và dựng khung nhà nhưng không dám lên vì sợ bị sạt lở. Ảnh: Tiến Đông

Đáng lẽ ra thời điểm này 17 hộ dân đã được đưa đến nơi ở mới, thế nhưng, do tại địa điểm xây dựng khu TĐC đã xuất hiện vết nứt lớn nên buộc phải dừng lại. Điều này khiến cho 17 hộ dân vốn đang phải sống tạm trong những căn lều tạm bợ dựng bên dòng sông Nậm Nơn lại phải tiếp tục chờ đợi. 

Gia đình bà Thu đang phải dựng lều sống tạm bên dòng sông Nậm Nơn. Ảnh: Tiến Đông
Gia đình bà Thu đang phải dựng lều sống tạm bên dòng sông Nậm Nơn. Ảnh: Tiến Đông
Gia đình bà Lô Thị Thu, có 6 khẩu, trước đây sống tại khu vực gần cầu treo Xốp Mạt, sau trận lũ tháng 8/2018 nhà của gia đình bà đã bị sạt lở nghiêm trọng, buộc phải di dời khẩn cấp ra khu vực ven Tỉnh lộ 534B nằm bên sông Nậm Nơn. Đến thời điểm này, đã gần 4 cái Tết rồi nhưng gia đình bà vẫn chưa lên được điểm TĐC mới. Bà Thu buồn rầu "đáng lẽ lên từ năm 2020 nhưng nghe nói bị sạt lở nên không ai dám lên cả". 
Người dân đã dựng nhà, lợp mái nhưng do sợ sạt lở nên đành phải tạm dừng. Ảnh: Tiến Đông
Người dân đã dựng nhà, lợp mái nhưng do sợ sạt lở nên đành phải tạm dừng. Ảnh: Tiến Đông

Còn gia đình ông Lục Văn Thắng có 4 nhân khẩu, cũng đang sống cảnh tạm bợ bên mái taluy âm của dòng Nậm Nơn. Mặc dù sống bên sông, rất nguy hiểm mỗi khi bước vào mùa mưa lũ, thế nhưng, ông Thắng cũng không có cách nào khác hơn. "Thà ở dưới thấp còn hơn lên trên cao mà lo sạt lở" - ông Thắng thở dài. Thậm chí, gia đình ông Thắng đã bắt thăm được vị trí lô đất và dựng tạm khung nhà trên điểm TĐC, thế nhưng, lo sợ bị sạt lở nên ông không dám lên. 

Ông Vi Đình Phúc - Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cho biết: Hiện tại các hộ dân đang sống rải rác dọc sông Nậm Nơn, một số hộ thì ở nhờ nhà anh em. Có hộ còn đề xuất xã cho làm nhà ven sông nhưng ven sông, suối cũng là khu vực có nguy cơ sạt lở cao, không thể xây dựng nhà cửa được.
Chúng tôi đặt câu hỏi về việc liệu có thể chọn một vị trí khác để xây dựng điểm TĐC hay không, ông Phúc khẳng định là rất khó, tiếng là địa bàn miền núi, đất đai rộng nhưng thực tế đây lại là núi cao, có độ dốc lớn, vì thế rất khó để chọn được vị trí phù hợp. 
Tại khu TĐC này duy nhất gia đình ông Lô Văn Tạo đã dựng nhà xong xuôi nhưng đành đóng cửa không dám ở mà đi ở tạm ở khu vực dốc Họ cách đó không xa. Ảnh: Tiến Đông
Tại khu TĐC này duy nhất gia đình ông Lô Văn Tạo đã dựng nhà xong xuôi nhưng đành đóng cửa không dám ở mà đi ở tạm ở khu vực dốc Họ cách đó không xa. Ảnh: Tiến Đông
Theo quan sát của chúng tôi, dự án xây dựng điểm TĐC khẩn cấp cho các hộ dân bản Xốp Mạt và Minh Phương đã thi công xong đường lên xuống, hệ thống kè mái taluy âm và dương. Đã có 1 hộ dân là ông Vi Văn Tạo dựng nhà xong xuôi nhưng cũng không dám ở, đành phải đi ở tạm tại khu vực dốc Họ cách đó không xa. 
Hiện tại, ở điểm TĐC này, mái taluy dương từ trên đỉnh núi đã bị trượt xuống, đồng thời xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc người dân không dám lên ở, và ngay cả chính quyền địa phương cũng chưa bố trí các hộ dân dựng nhà cửa mà chờ phương án khắc phục sửa chữa đến khi đảm bảo an toàn bền vững mới đưa dân lên.
Được biết, tổng kinh phí xây dựng điểm TĐC này được duyệt là 7,354 tỷ đồng, tuy nhiên, đến nay theo ghi nhận cũng chỉ mới bố trí được 2,498 tỷ đồng. Chưa kể việc xảy ra sạt lở, và vết nứt lớn ngay trên đỉnh của khu TĐC khiến cho chi phí sửa chữa có thể đội lên. Phương án xấu nhất là có thể phải hủy bỏ điểm TĐC này. 
Mái taluy của khu TĐC đã bị trượt xuống gây nứt vỡ kè đá. Ảnh: Tiến Đông
Mái taluy của khu TĐC đã bị trượt xuống gây nứt vỡ kè đá. Ảnh: Tiến Đông

Ông Nguyễn Trung Sơn - Giám đốc BQL dự án ĐTXD huyện Tương Dương cho biết: Mặc dù thời gian thực hiện của dự án là 5 tháng kể từ ngày khởi công nhưng do địa hình khó khăn, thời tiết mưa nhiều làm ảnh hưởng đến giải pháp thi công, chậm tiến độ. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2020, trên địa bàn huyện liên tiếp chịu ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 7 và số 9 đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn kéo dài làm cho địa điểm xây dựng khu TĐC xuất hiện vết nứt lớn có nguy cơ sạt lở cao. Hiện tại huyện cũng đang tiếp tục theo dõi diễn biến của các vết nứt, vết sạt trượt, chờ đến thời điểm ổn định thì sẽ đề xuất phương án sửa chữa, đến khi hoàn thành và không có bất cứ nguy hiểm nào nữa thì mới đưa dân lên./.

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.