Diễn Châu, Hưng Nguyên, Hoàng Mai còn chậm tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh yêu cầu hoàn thành phê duyệt trước 30/7/2020 và bàn giao mặt bằng trước ngày 30/8/2020. Tuy nhiên, các huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên, TX. Hoàng Mai khả năng khó hoàn thành vì triển khai xây dựng hạ tầng tái định cư chậm.

Chiều ngày 18/6, UBND tỉnh tổ chức họp đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam qua Nghệ An. Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có đại diện lãnh đạo các ngành, các địa phương có tuyến đi qua.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Ảnh: Lâm Tùng
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Ảnh: Lâm Tùng

Theo kế hoạch, đối với đoạn qua đất nông nghiệp, UBND tỉnh yêu cầu GPMB xong trước ngày 10/5/2020. Đối với đoạn qua đất ở, vườn nhưng không thuộc diện tái định cư, UBND tỉnh yêu cầu GPMB xong trước ngày 30/5/2020. Đối với đoạn qua đất ở, vườn phải bố trí tái định cư, yêu cầu bàn giao toàn bộ mặt bằng trước ngày 30/8/2020. Xây dựng xong các khu tái định cư trước ngày 30/6/2020.

Lãnh đạo huyện Diễn Châu - ông Lê Mạnh Hiên báo cáo các vướng mắc trên địa bàn. Ảnh: Lâm Tùng
Lãnh đạo huyện Diễn Châu - ông Lê Mạnh Hiên báo cáo các vướng mắc trên địa bàn. Ảnh: Lâm Tùng

Tuy nhiên, theo báo cáo của các huyện thì hầu hết đều đang chậm. Nguyên nhân là do, trong quá trình lập quy hoạch tái định cư, đa số các hộ dân đề nghị được bồi thường bằng đất, không nhận tiền, đề nghị bằng hình thức đất đổi đất (kể cả đất vườn) và kiến nghị thu hồi, bồi thường đất và tài sản trong hành lang ATGT (tại huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc). Một số trường hợp giao đất trái thẩm quyền, có phiếu thu tiền sử dụng đất nhưng chưa rõ đã nộp đủ hay chưa đủ để khấu trừ nghĩa vụ tài chính (tại thị xã Hoàng Mai, huyện Diễn Châu).

Bên cạnh đó, một số trường hợp hộ gia đình bị thu hồi hết thửa đất ở, nhưng đã có đất ở, nhà ở khác trên cùng địa bàn nơi thu hồi đất nay theo quy định không được bố trí tái định cư. Về bản chất, hộ gia đình này mua đất cho con ở riêng và chưa xây dựng nhà ở. Nếu theo hướng dẫn thì phải lấy ở các quỹ đất của địa phương (đất đấu giá, định giá...) nhưng các hộ không đồng thuận mà yêu cầu cho thực hiện đổi đất vào khu tái định cư ( tại thị xã Hoàng Mai, huyện Nghi Lộc, Diễn Châu).

Mặt khác giá đất giữa nơi đi và nơi đến tại một số xã dự kiến có chênh lệch lớn, các trường hợp con trên 18 tuổi nhưng chưa lập gia đình, các hộ đề nghị cấp đất tái định cư (huyện Nghi Lộc khoảng 20 hộ).

Về khu tái định cư, nhiều huyện triển khai xây dựng hạ tầng chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng phạm vi đất ở phải tái định cư, đặc biệt là TX Hoàng Mai, Diễn Châu và Hưng Nguyên chưa thi công.

Sau khi nghe các huyện, các ngành báo cáo, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các địa phương rà soát lại tổng mức GPMB, kế hoạch và tiến độ giải ngân phục vụ dự án; Xây dựng lại tiến độ GPMB đoạn qua đất nông nghiệp, đất ở, đất vườn không phải tái định cư và phê duyệt di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Yêu cầu hoàn thành trước ngày 30/6/2020.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị đẩy nhanh các thủ tục xây dựng tái định cư, triển khai xây dựng hoàn thành bàn giao đất cho các hộ dân trước ngày 30/8/2020, phê bình một số huyện giải ngân chậm và xây dựng khu tái định cư chậm.

Sơ đồ tuyến cao tốc Bắc - Nam qua thị xã Hoàng Mai. Ảnh tư liệu
Sơ đồ tuyến cao tốc Bắc - Nam qua thị xã Hoàng Mai. Ảnh tư liệu 

Cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm và đã bố trí vốn, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các huyện tập trung công tác giải phóng mặt bằng không để dây dưa vấn đề mất thời gian giải quyết. Chỉ đạo các xã sau đại hội Đảng tập trung ngay vào công việc. Khẩn trương đấu thầu xây dựng và hỗ trợ nhân dân công tác di dời đảm bảo kế hoạch của tỉnh. Về di dời đường điện, nên giao cho Tổng Công ty Truyền tải điện làm chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ nhanh hơn; Các huyện có vướng mắc cá biệt cần gửi văn bản riêng để UBND tỉnh giải quyết.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều dài khoảng 87,84 km. Trong đó: Đoạn qua đất nông nghiệp khoảng 79,31 km (90%); Đoạn qua đất khu dân cư khoảng 8,53 km (10%). Vốn đã cấp cho dự án 1.891,5 tỷ đồng, kế hoạch vốn bố trí năm 2020 là 1.195 tỷ đồng.

Hiện đã trích lục trích đo phê duyệt được 87,54/87,84 km đạt 99,66%. Còn lại đất nông nghiệp xã Hưng Tây 0,1 km và Hưng Phú 0,2 km.

Về phê duyệt phương án bồi thường đạt 1.035,82 tỷ đồng, đạt 54,8% vốn đã cấp. Các địa phương đã chi trả được 869,497 tỷ đồng, đạt 46% vốn đã cấp.

Đến ngày 18/6, tỉnh đã GPMB được khoảng 72,6/87,84 km, đạt 82,65%. Trong đó: Đất nông nghiệp 72,6/79,31 km, đạt 91,53% (còn lại 6,71 km); Đất ở, đất vườn còn 3,47 km, đất ở phải tái định cư còn 5,06 km chưa giải phóng.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.