Điều chưa biết về xe tăng Tiger sau 75 năm ra đời

25/04/2017 08:00

75 năm sau ngày ra đời, xe tăng Tiger của phát xít Đức vẫn khiến giới quân sự thế giới tốn nhiều giấy bút nghiên cứu tìm hiểu về nó.

Xe tăng Tiger hay còn được gọi là Panzerkampfwagen VI Tiger Ausf. E, là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của các đơn vị thiết giáp Đức trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Với người Đức, Tiger được xem là chìa khóa giúp họ đánh bại các đơn vị thiết giáp của quân Đồng Minh trên mọi mặt trận và ít nhiều nó cũng đã thực hiện được một phần nào đó tham vọng này. Nguồn ảnh: German War Machine.
Xe tăng Tiger hay còn được gọi là Panzerkampfwagen VI Tiger Ausf. E, là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của các đơn vị thiết giáp Đức trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Với người Đức, Tiger được xem là chìa khóa giúp họ đánh bại các đơn vị thiết giáp của quân Đồng Minh trên mọi mặt trận và ít nhiều nó cũng đã thực hiện được một phần nào đó tham vọng này. Nguồn ảnh: German War Machine.
Ít người biết rằng từ cuối thập niên 1930 Quân đội Đức đã âm thầm phát triển các mẫu xe tăng chiến đấu hạng nặng nhằm chuẩn bị trước cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai. Và sự xuất hiện của Tiger là một kết quả tất yếu mặc dù có hơi muộn màng, khi các đơn vị Đức đã bắt đầu mất đi sức mạnh vốn có của mình như đầu những năm 1940. Nguồn ảnh: World War II Wiki.
Ít người biết rằng từ cuối thập niên 1930 Quân đội Đức đã âm thầm phát triển các mẫu xe tăng chiến đấu hạng nặng nhằm chuẩn bị trước cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong tương lai. Và sự xuất hiện của Tiger là một kết quả tất yếu mặc dù có hơi muộn màng, khi các đơn vị Đức đã bắt đầu mất đi sức mạnh vốn có của mình như đầu những năm 1940. Nguồn ảnh: World War II Wiki.
Nền tảng cơ bản ban đầu của Tiger chính là các nguyên mẫu khung gầm xe tăng hạng nặng VK 30.01 (H) và VK 36.01 (H) được Đức phát triển trong năm 1938, tuy nhiên chúng lại chưa được hoàn thiện và chỉ hoạt động như các phương tiện thử nghiệm. Phải đến năm 1941 trước sức ép ngày càng lớn từ chiến trường, quân Đức mới thực sự tập trung vào việc hoàn thành chương trình phát triển xe tăng hạng nặng đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nền tảng cơ bản ban đầu của Tiger chính là các nguyên mẫu khung gầm xe tăng hạng nặng VK 30.01 (H) và VK 36.01 (H) được Đức phát triển trong năm 1938, tuy nhiên chúng lại chưa được hoàn thiện và chỉ hoạt động như các phương tiện thử nghiệm. Phải đến năm 1941 trước sức ép ngày càng lớn từ chiến trường, quân Đức mới thực sự tập trung vào việc hoàn thành chương trình phát triển xe tăng hạng nặng đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Dựa trên VK 30.01 (H) hay VK 36.01 (H), người Đức cho ra đời nguyên mẫu Tiger đầu tiên là VK 45.01 vào tháng 7/1941. Nó mang đầy đủ đặc điểm của một chiếc xe tăng hạng nặng dựa theo học thuyết quân sự của Đức với sức mạnh hỏa lực vượt trội kết hợp với đó hệ thống giáp bảo vệ chắc chắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dựa trên VK 30.01 (H) hay VK 36.01 (H), người Đức cho ra đời nguyên mẫu Tiger đầu tiên là VK 45.01 vào tháng 7/1941. Nó mang đầy đủ đặc điểm của một chiếc xe tăng hạng nặng dựa theo học thuyết quân sự của Đức với sức mạnh hỏa lực vượt trội kết hợp với đó hệ thống giáp bảo vệ chắc chắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đến đầu năm 1942, Đức cho ra mắt nguyên mẫu Tiger hoàn chỉnh đầu tiên với hệ thống tháp pháo mới trang bị pháo 88mm KwK 36 L/56 đây cũng là mẫu xe tăng được trang bị hỏa lực mạnh nhất của Đức vào thời điểm đó. Trọng lượng của Tiger lúc này ước chừng đã hơn 40 tấn và con số này còn sẽ tăng lên nữa ở các biến thể tiếp của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đến đầu năm 1942, Đức cho ra mắt nguyên mẫu Tiger hoàn chỉnh đầu tiên với hệ thống tháp pháo mới trang bị pháo 88mm KwK 36 L/56 đây cũng là mẫu xe tăng được trang bị hỏa lực mạnh nhất của Đức vào thời điểm đó. Trọng lượng của Tiger lúc này ước chừng đã hơn 40 tấn và con số này còn sẽ tăng lên nữa ở các biến thể tiếp của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lịch sử chính thức gọi tên Tiger vào ngày 20/4/1942 khi nguyên mẫu Pz.Kpfw. VI (định danh ban đầu của Tiger I ) được giới thiệu cho trùm phát xít Đức Adolf Hitler nhân dịp mừng ngày sinh nhật lần thứ 53 của y. Ngay lập tức Hitler bị mê hoặc bởi thiết kế của Tiger và ra lệnh đưa nó vào sản xuất hàng loạt ngay trong năm 1942. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lịch sử chính thức gọi tên Tiger vào ngày 20/4/1942 khi nguyên mẫu Pz.Kpfw. VI (định danh ban đầu của Tiger I ) được giới thiệu cho trùm phát xít Đức Adolf Hitler nhân dịp mừng ngày sinh nhật lần thứ 53 của y. Ngay lập tức Hitler bị mê hoặc bởi thiết kế của Tiger và ra lệnh đưa nó vào sản xuất hàng loạt ngay trong năm 1942. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quá trình sản xuất những chiếc Tiger hoàn chỉnh đầu tiên được thực hiện vào tháng 8/1942 với biến thể Pz.Kpfw. VI và đến tháng 10 cùng năm là với Tiger I. Kể từ đây lịch sử về một chiếc xe tăng huyền thoại chính thức được bắt đầu góp phần biến xe tăng trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trong bất kỳ cuộc chiến nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quá trình sản xuất những chiếc Tiger hoàn chỉnh đầu tiên được thực hiện vào tháng 8/1942 với biến thể Pz.Kpfw. VI và đến tháng 10 cùng năm là với Tiger I. Kể từ đây lịch sử về một chiếc xe tăng huyền thoại chính thức được bắt đầu góp phần biến xe tăng trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trong bất kỳ cuộc chiến nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo thiết kế với biến thể VK 4501H Ausf.E của Tiger I vào năm 1943, trọng lượng của chiếc xe tăng này đã lên đến con số hơn 60 tấn, dài hơn 6.3m, bề ngang hơn 3.5m và cao đến 3m. Đắp lên trên thân của nó là hệ thống giáp bảo vệ dày từ 25-120mm tùy vị trí đủ khả năng bảo vệ cho kíp chiến đấu gồm 5 người ngồi bên trong. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo thiết kế với biến thể VK 4501H Ausf.E của Tiger I vào năm 1943, trọng lượng của chiếc xe tăng này đã lên đến con số hơn 60 tấn, dài hơn 6.3m, bề ngang hơn 3.5m và cao đến 3m. Đắp lên trên thân của nó là hệ thống giáp bảo vệ dày từ 25-120mm tùy vị trí đủ khả năng bảo vệ cho kíp chiến đấu gồm 5 người ngồi bên trong. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vũ khí chính của Tiger I vẫn là pháo 88mm KwK 36 L/56, nó được trang bị tới 92 viên đạn tăng các loại bao gồm cả đạn xuyên giáp. Hệ thống vũ khí trên Tiger còn có hai súng máy 7.92mm MG 34 cùng hơn 4.500 viên đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vũ khí chính của Tiger I vẫn là pháo 88mm KwK 36 L/56, nó được trang bị tới 92 viên đạn tăng các loại bao gồm cả đạn xuyên giáp. Hệ thống vũ khí trên Tiger còn có hai súng máy 7.92mm MG 34 cùng hơn 4.500 viên đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trái tim cho cỗ máy nặng hơn 60 tấn này là động cơ Maybach HL230 P45 V-12 có công suất 690 mã lực được đánh giá có độ tin cậy cao. Do giới hạn về trọng lượng phạm vi chiến đấu của Tiger I chỉ tầm hơn 190km với địa hình thông thường với tốc độ di chuyển tối đa cao nhất là 45km/h. Nguồn ảnh: Business Insider.
Trái tim cho cỗ máy nặng hơn 60 tấn này là động cơ Maybach HL230 P45 V-12 có công suất 690 mã lực được đánh giá có độ tin cậy cao. Do giới hạn về trọng lượng phạm vi chiến đấu của Tiger I chỉ tầm hơn 190km với địa hình thông thường với tốc độ di chuyển tối đa cao nhất là 45km/h. Nguồn ảnh: Business Insider.
Quân đội Đức đưa vào trang bị những chiếc Tiger I đầu tiên trong tháng 9/1942 chỉ một tháng sau khi nó được đưa vào sản xuất, và được biên chế thành một trung đội gồm bốn chiếc. Chiến trường đầu tiên Tiger I xuất hiện không đâu khác chính là Mặt trận phía Đông tại Leningrad nơi quân Đức đang giằng co quyết liệt với Liên Xô, và họ cần đến một biểu tượng mang tính đột phá như Tiger I để khích lệ tinh thần binh sĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân đội Đức đưa vào trang bị những chiếc Tiger I đầu tiên trong tháng 9/1942 chỉ một tháng sau khi nó được đưa vào sản xuất, và được biên chế thành một trung đội gồm bốn chiếc. Chiến trường đầu tiên Tiger I xuất hiện không đâu khác chính là Mặt trận phía Đông tại Leningrad nơi quân Đức đang giằng co quyết liệt với Liên Xô, và họ cần đến một biểu tượng mang tính đột phá như Tiger I để khích lệ tinh thần binh sĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên lần đầu xuất trận của Tiger lại không mấy suôn sẻ, khi nó phải hoạt động trong địa hình dày đặc đầm lầy, tuyết và đồi núi ở Nga. Tiger hầu như không thể bộc lộ được sức mạnh của mình ngay trong các trận đánh đầu tiên do vướng quá nhiều sự cố về kỹ thuật lẫn khả năng cơ động trên chiến trường. Điều này chỉ dần được cải thiện sau năm 1942 với các biến thể Tiger tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên lần đầu xuất trận của Tiger lại không mấy suôn sẻ, khi nó phải hoạt động trong địa hình dày đặc đầm lầy, tuyết và đồi núi ở Nga. Tiger hầu như không thể bộc lộ được sức mạnh của mình ngay trong các trận đánh đầu tiên do vướng quá nhiều sự cố về kỹ thuật lẫn khả năng cơ động trên chiến trường. Điều này chỉ dần được cải thiện sau năm 1942 với các biến thể Tiger tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên tuổi của Tiger không chỉ đến từ thiết kế của nó mà còn từ các kíp chiến đấu ACE của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cùng với Tiger các kíp chiến đấu này là cơn ác mộng trên chiến trường đối với quân Đồng Minh trong suốt giai đoạn từ năm 1943 đến tận cuối cuộc chiến. Nguồn ảnh: Histomil.com.
Tên tuổi của Tiger không chỉ đến từ thiết kế của nó mà còn từ các kíp chiến đấu ACE của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cùng với Tiger các kíp chiến đấu này là cơn ác mộng trên chiến trường đối với quân Đồng Minh trong suốt giai đoạn từ năm 1943 đến tận cuối cuộc chiến. Nguồn ảnh: Histomil.com.
Càng về cuối cuộc chiến, xe tăng hạng nặng Tiger càng trở nên đuối sức trong cuộc đua với lực lượng tăng thiết giáp Đồng Minh, khi Liên Xô và Mỹ không ngừng hoàn thiện những chiếc xe tăng của mình. Như một kết quả tất yếu Tiger nhanh chóng trở nên lỗi thời chỉ sau 3 năm đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Old War Movies.
Càng về cuối cuộc chiến, xe tăng hạng nặng Tiger càng trở nên đuối sức trong cuộc đua với lực lượng tăng thiết giáp Đồng Minh, khi Liên Xô và Mỹ không ngừng hoàn thiện những chiếc xe tăng của mình. Như một kết quả tất yếu Tiger nhanh chóng trở nên lỗi thời chỉ sau 3 năm đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Old War Movies.
Số phận của Tiger cũng kết thúc như số phận của nước Đức phát xít, khi nó và nhiều loại vũ khí tối tân khác của Hitler không thể giúp Đức dành được chiến thắng trong cuộc chiến vô nghĩa mà chúng tạo nên. Nhưng ở một khía cạnh nào đó Tiger vẫn thể hiện mình là một dấu chấm đậm trong lịch sử phát triển công nghệ xe tăng thế giới trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: The Armored Patrol.
Số phận của Tiger cũng kết thúc như số phận của nước Đức phát xít, khi nó và nhiều loại vũ khí tối tân khác của Hitler không thể giúp Đức dành được chiến thắng trong cuộc chiến vô nghĩa mà chúng tạo nên. Nhưng ở một khía cạnh nào đó Tiger vẫn thể hiện mình là một dấu chấm đậm trong lịch sử phát triển công nghệ xe tăng thế giới trong thế kỷ 20. Nguồn ảnh: The Armored Patrol.

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Điều chưa biết về xe tăng Tiger sau 75 năm ra đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO