Điều gì diễn ra đối với Putin và Trump tại Helsinki

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trước giờ G cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga, tờ Helsingin Sanomat đã nhắc lại những ký ức tốt đẹp khi các nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau và "chia tay với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt". Đồng thời mong muốn Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump gặp nhau trong không khí cởi mở, mang lại những kết quả cụ thể.
Kể từ sau khi Helsinki tổ chức thành công cuộc đối thoại đầy thiện chí giữa các quốc gia thù địch trong Chiến tranh Lạnh, trên thế giới đã hình thành khái niệm "Tinh thần Helsinki", và tinh thần ấy vẫn ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Phần Lan ngày nay.
Cơ sở vật chất tiện nghi
khách sạn Hilton Helsinki Kalastajatorppa - nơi Tổng thống Mỹ nghỉ ngơi.
Khách sạn Hilton Helsinki Kalastajatorppa - nơi Tổng thống Mỹ nghỉ ngơi.
Tổng thống Donald Trump đã đến Helsinki vào tối 15/7 và nghỉ tại khách sạn Hilton Helsinki Kalastajatorppa. Khách sạn thuộc loại những khách sạn đắt nhất ở thủ đô Phần Lan. Tổng thống Mỹ được bảo vệ bằng hàng rào an ninh dày đặc, chặt chẽ cả bên trong và bên ngoài.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump sẽ diễn ra tại Phủ Tổng thống, nằm tại trung tâm thủ đô Helsinki. Trước đó, chính quyền Phần Lan đã gấp rút chuẩn bị hậu cần và đảm bảo an ninh được kiểm soát chặt chẽ.
Phần Lan tạm thời khôi phục kiểm soát biên giới và huy động lực lượng lớn để đảm bảo an ninh cho cuộc gặp. Các mật vụ Mỹ và nhân viên an ninh Nga cũng  đã đến Helsinki và kiểm tra an ninh trên đường phố. Ngoài ra, hải quân Phần Lan cũng lắp đặt hệ thống tên lửa để sẵn sàng ứng phó với mọi mối đe dọa nghiêm trọng từ trên không. 
Không có lịch trình chính xác
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, mặc dù đã lên dự thảo, nhưng nội dung chương trình nghị sự sẽ được hai nhà lãnh đạo quyết định trong suốt quá trình đàm phán. 
Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết, hai bên sẽ xem xét các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương và quốc tế như: việc Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc khủng hoảng tại Syria, hiệp ước về kiểm soát các loại vũ khí quân sự...
Còn Tổng thống Trump trong cuộc phỏng vấn với CBS cho biết, ông sẽ đề cập đến việc cáo buộc 12 quan chức tình báo của Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. 
Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống Nga Boris Yeltsin có cuộc gặp tại Helsinki năm 1997. Ảnh: Ria Novosti
Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống Nga Boris Yeltsin có cuộc gặp tại Helsinki năm 1997. Ảnh: Ria Novosti 
Mang lại kết quả cụ thể
Người dân Phần Lan bày tỏ cảm xúc lẫn lộn về cuộc gặp, song là một nước trung lập, Phần Lan mong muốn ông Trump và Putin đạt được những thỏa thuận cụ thể. 
Trước thềm cuộc gặp Tổng thống Donal Trump cho biết, ông không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp gỡ tới đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin. "Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi sẽ trả lời tất cả những gì được hỏi. Chúng ta hãy chờ xem" - ông Trump nói. 
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thì tin rằng, cuộc gặp đã thành công khi cả Nga và Mỹ bắt đầu "giao tiếp bình thường".
Trước đây, Phần Lan cũng chính là nơi tổ chức cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ - Nga. Cụ thể là cuộc gặp giữa cựu Tổng thống George H.W. Bush và cựu  Tổng thống Mikhail Gorbachev năm 1990 diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng tại Vịnh Ba Tư. Mỹ đồng ý hỗ trợ kinh tế cho Nga với điều kiện nước này ủng hộ vô điều kiện đối với các hành động của Mỹ.
Hay cuộc họp giữa cựu Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Boris Yeltsin năm 1997 để thảo luận về việc mở rộng khối NATO về phía Đông và kiểm soát vũ khí. Kết quả năm 1999, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. 5 năm sau - Bulgaria, Latvia, Slovakia, Slovenia và Estonia cũng trở thành thành viên của NATO. Năm 2009 - Albania và Croatia, và năm 2017- Montenegro.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.