Điều trị đau lưng bằng vật lý trị liệu kết hợp y học cổ truyền tại Bệnh viện phục hồi chức năng

(Baonghean) - Đau lưng là một trong những tình trạng gây khó chịu hàng đầu đối với mỗi người, đặc biệt ở lứa tuổi trưởng thành và người già. Để điều trị hiệu quả đau lưng, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã kết hợp giữa phương pháp vật lý trị liệu với y học cổ truyền.

Hậu quả khó lường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng, nhưng có 2 nguyên nhân chính là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất của bệnh nằm ở nhóm từ 30 - 50 tuổi. Với tổn thương là thoái hóa các đĩa đệm cũng như thân đốt sống bệnh nhân cần bỏ thuốc lá kết hợp tập luyện các bài tập cột sống hằng ngày (xà đơn, xà kép, YOGA, bơi..), uống nhiều nước lọc, nằm nệm cứng, hạn chế nằm võng, khởi động kỹ cột sống trước khi lao động hoặc bê vật nặng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ… cũng là những điều rất quan trọng đối với những bệnh nhân.

Điều trị đau cột sống bằng phương pháp phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Điều trị đau cột sống bằng phương pháp phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân trong tỉnh đã tìm đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để khám, điều trị.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) năm nay 50 tuổi, ông tới điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An trong tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Ban đầu do chủ quan thấy cơ thể đau, cứng các cơ nhưng ông không đi khám ngay mà vẫn chịu đựng cơn đau, đi làm việc bình thường. Sau thời gian, các cơn đau ngày càng dày hơn dẫn đến tê buốt các chi, khó khăn trong vận động.
Ồng Nam cho biết, sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh của ông đã đỡ hơn rất nhiều; hiện những cơn đau đã giảm, đi lại, vận động dễ dàng hơn.
Điều trị đau cột sống bằng Tây y tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Điều trị đau cột sống bằng Tây y tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Còn với bệnh nhân Ngô Đức Mạnh ở phường Hưng Phúc (TP. Vinh), năm nay 43 tuổi, hiện là công nhân của một doanh nghiệp, nhập viện trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, sau đó cơn đau diễn ra liên tục, ảnh hưởng lớn đến công việc. Để điều trị cho anh Mạnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có một phác đồ điều trị cụ thể kết hợp giữa Đông và Tây y như: điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa... xoa bóp nắn chỉnh cột sống...
Những phương pháp điều trị hiệu quả
Bác sỹ Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục  hồi chức năng Nghệ An cho biết: Thời gian qua, Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị đau lưng do nhiều nguyên nhân như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, viêm khớp... ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khách quan như tư thế vận động, làm việc không đúng, chấn thương, thừa cân, ít vận động, tập luyện quá sức, chế độ ăn thiếu hụt canxi...
Để điều trị hiệu quả cho người bệnh bị đau lưng, Bệnh viện đã đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân theo nguyên tắc phối hợp điều trị thuốc, phục hồi chức năng và ngoại khoa. Tùy tình trạng của người bệnh để Bệnh viện xác định điều trị thời gian nhanh hay lâu. Bệnh viện đã sử dụng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng kết hợp y học cổ truyền như: siêu âm điều trị, điện xung, xoa bóp bấm huyệt, laser châm, điện châm, thủy châm, phóng bế ngoài màng cứng, phóng bế cạnh sống, chiếu tia hồng ngoại, điện từ trường, điện phân dẫn thuốc... Kết hợp với uống một số thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc vitamine nhóm B, thuốc y học cổ truyền...
Những phương pháp điều trị đau lưng tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Những phương pháp điều trị đau lưng tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Để hiệu quả hơn trong điều trị, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Đơn vị chống đau có sự hỗ trợ của giáo sư Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, chuyên viên Thần kinh học Viện Quân y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội. Được biết, ngoài các phương pháp điều trị trên, hiện nay giáo sư Nguyễn Văn Chương đã áp dụng phương pháp điều trị tiêm ngoài màng cứng và phóng bế trong điều trị đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
Giáo sư Nguyễn Văn Chương cho biết: “Chỉ định tiêm ngoài màng cứng áp dụng trên những người mắc bệnh ở giai đoạn 3 (giai đoạn người bệnh bị đau rễ thần kinh thời kỳ kích thích). Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật chuyên khoa và sự cảm nhận tinh túy của bàn tay. Khi đưa kim và điều chỉnh kim vào đúng khung ngoài màng cứng. Kỹ thuật tuy đơn giản, nhưng đòi hỏi phải thật thận trọng, không nóng vội mà đưa kim quá mạnh vào khoang dưới nhện.
Trong thời gian tiêm màng cứng, người bệnh còn được điều trị kết hợp kéo dãn cột sống thắt lưng trên giường chuyên dụng có tác dụng “duỗi cột sống” làm rộng khoang gian dốt, khớp. Kết quả sau điều trị cho thấy, gần 100% bệnh nhân vận động, ưỡn, đứng lên, cúi xuống... gần bình thường, 87,5% hết co cứng cơ ở rãnh cột sống, 85% hết lệch vẹo cột sống, đường cong sinh lý được tái lập... Người bệnh chỉ phải nằm viện 15 - 20 ngày”.
Lời khuyên của bác sỹ
Bệnh viện PHCN Nghệ An luôn thay đổi các món ăn phù hợp cho bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh tư liệu Thành Cường
Bệnh viện PHCN Nghệ An luôn thay đổi các món ăn phù hợp cho bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh tư liệu Thành Cường 
Những người đau lưng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn giảm cân và khắc phục các vấn đề như huyết áp cao, cộng với lợi ích cho sức khỏe đường ruột và tiêu hóa. Táo bón có thể làm cho đau lưng trở nên tồi tệ hơn, do đó, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, chất xơ tự nhiên và các chất dinh dưỡng khác. Nước có thể ngăn ngừa co thắt cơ, kiểm soát huyết áp và cải thiện tiêu hóa. Bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày vì mất nước có thể làm tăng đau lưng. Các thực phẩm giàu ka-li như rau lá xanh, bơ, chuối, nước dừa. Chất béo Omega 3. Thực phẩm protein sạch như trứng, cá hoặc các loại bột protein chưa qua chế biến khác, đậu và các loại đậu.
Bên cạnh đó, người bị đau lưng cũng nên kiêng các loại thực phẩm sau: đường, đồ uống ngọt hoặc đồ ăn nhẹ, sử dụng quá nhiều rượu và thuốc lá để tránh tăng cân không mong muốn.
Một số những điều cần lưu ý để đau lưng tránh tái phát sau điều trị như: Không làm việc nặng, không tập luyện quá sức, rèn luyện tư thế làm việc, hoạt động đúng. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.

Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”.

Mô hình “Bệnh viện - khách sạn xanh - sạch - đẹp” đầu tiên tại Nghệ An. Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

ĐT Phòng khám: 02383.922.922

ĐT trực 24/24h: 02383.922.922

ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210

ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?