Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Thanh Hiền 01/11/2019 06:59

(Baonghean) -Cùng với điều trị và phục hồi chức năng các bệnh như tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, đau cột sống, chấn thương sọ não... Thời gian qua, nhiều bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Những dấu hiệu đáng lo ngại

Đau thần kinh tọa là một tình trạng đau lưng gây ra do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Đây là một dây thần kinh lớn chạy từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nếu dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương nó có thể gây đau ở vùng lưng dưới, lan tới hông, mông và chân.

Thạc sỹ Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Dấu hiệu thường gặp ở người bị đau thần kinh tọa là đau bất cứ đâu dọc theo dây thần kinh hông từ phần lưng dưới, mông đùi sau hay tới cả bắp chân. Mệt mỏi, tê hay mất cảm giác ở chân hoặc bàn chân. Cảm giác nhói, ngứa, rát, như bị véo, châm chích. Đi lại, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn và đau. Đau nhói lưng khi ho, khi hắt hơi, hoặc khi cười. Cột sống bị cứng, bị đau khi nghiêng người, hoặc chỉ chuyển dịch người một chút cũng đau, cúi xuống cũng đau.

Đội ngũ y bác sỹ cần nâng cao tay nghề để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ảnh tư liệu Đức Anh
Đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và thường ở lứa tuổi 30 - 50. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động vào nơi xuất phát nguyên ủy cũng như dọc đường đi của thần kinh tọa. Nhóm nguyên nhân toàn thân ít gặp, trong khi các nguyên nhân gây tổn thương rễ chiếm 90 - 95%. Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân thoái hóa này có thể kết hợp với nhau.

Đau thần kinh tọa gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại. Ảnh tư liệu Đức Anh
Đau thần kinh tọa gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại. Ảnh tư liệu Đức Anh
Bệnh đau thần kinh tọa nếu không được theo dõi và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể chuyển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng lao động. Cơn đau thường khiến người bệnh mất ngủ, gây nên cáu bẳn, mệt mỏi, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Khi bệnh đã tiến triển trong thời gian dài còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như làm mất cảm giác và khả năng kiểm soát các hoạt động của bàn chân, gây teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ và thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống, mở bàng quang hay thậm chí là tàn phế.

Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Hạnh (59 tuổi) ở phường Hưng Bình (TP. Vinh) bị đau thần kinh tọa hơn 10 năm nay. Đi lại rất khó khăn, cột sống bị cứng, bệnh nặng quá dẫn đến rối loạn đại, tiểu tiện...

Sống chung với bệnh đã hơn 10 năm, có những thời điểm ông cảm thấy chán nản vì hầu như mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người thân trong gia đình. Từ ngày về điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, được các y, bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc tận tình, đặc biệt là được bệnh viện phục hồi, chăm sóc bằng vật lý trị liệu nên sức khỏe của ông đã cải thiện hơn rất nhiều.Câu trích dẫn

Ông Nguyễn Văn Hạnh (59 tuổi) ở phường Hưng Bình (TP. Vinh)

Còn với ông Hoàng Công Sáng ở Hưng Thông (Hưng Nguyên) năm nay 60 tuổi, bị đau thần kinh tọa 5 năm nay. Do không được điều trị kịp thời nên ông để lại di chứng khá nặng nề: không đi lại được, teo cơ đùi, mông... hầu như chỉ ngồi xe lăn để di chuyển.

Bà Nguyễn Thị Hồng - vợ ông Sáng cho hay, tất cả mọi việc bà đều phải phục vụ ông. Ông đi đâu là bà đi theo đó. Hơn 1 năm nay, gia đình quyết định chuyển bảo hiểm của ông về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị, phục hồi. Dịp vừa rồi rất may có giáo sư Cao Minh Châu trực tiếp thăm khám, điều trị nên tình trạng sức khỏe của ông thấy tiến triển hơn rất nhiều, gia đình rất phấn khởi.

Phương pháp điều trị
Bệnh nhân điều trị đau thần kinh tọa tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh Đức Anh
Để điều trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả, theo GS. Cao Minh Châu - Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai, người hỗ trợ chuyên môn trực tiếp cho Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho rằng: Đối với bệnh đau thần kinh tọa, quan trọng nhất là chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh nhân được điều trị kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng trong giảm đau và phục hồi chức năng vận động.

Với cách điều trị này sẽ phòng ngừa các thương tật thứ phát và các biến chứng. Các can thiệp phẫu thuật chỉ đặt ra khi thực sự cần thiết và phương pháp bảo tồn không có hiệu quả. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải nghỉ ngơi tuyệt đối trong trường hợp nặng, nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế xích đu. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người...

Một trong những
Một trong những phương pháp điều trị bệnh là thường xuyên vận động. Ảnh tư liệu Đức Anh
Các phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng như nhiệt trị liệu có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như: hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm điều trị; bó Farafine, điện vi dòng giảm đau, bó thuốc, điện từ trường; điện phân thuốc ....

Lưu ý không dùng trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính. Các phương pháp điện trị liệu: điện xung, điện phân, dòng TENS, dòng giao thoa có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Các kỹ thuật xoa bóp, di động mô mềm vùng thắt lưng và chân bị bệnh. Qua cơ chế phản xạ và cơ học, có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết, điều hòa quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau.

Thư giãn bằng cách đọc báo cũng góp phần quan trọng giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe
Thư giãn bằng cách đọc báo cũng góp phần quan trọng giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Ảnh Đức Anh
Ngoài ra còn áp dụng kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay trong giai đoạn cấp hoặc bằng máy kéo dãn trong giai đoạn bán cấp và mãn tính, áp dụng 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút. Chỉ định trong các trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, có tác dụng làm giảm áp lực nội khớp đồng thời làm căng hệ thống dây chằng quanh khớp, đặc biệt là dây chằng dọc sau, giảm đè ép lên rễ thần kinh hoặc đĩa đệm.

Đau thần kinh tọa có thể trở thành mạn tính, cần có kế hoạch theo dõi và tái khám định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng để kịp thời phát hiện các biến dạng hoặc các triệu chứng bệnh nặng thêm cũng như thay đổi phương pháp điều trị thích hợp.

Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”

Là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”

Mô hình “Bệnh viện - Khách sạn” xanh - sạch - đẹp đầu tiên tại Nghệ An

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An

ĐT Phòng khám: 02383.922.922

ĐT trực 24/24: 02383.922.922

ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210

ĐT Giám đốc: 0912.487.568

Mới nhất
x
Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO